Friday, February 19, 2010

Sự Trả Thù Của Nhà Nguyễn Phúc Ánh Ðối Với Nhà Tây Sơn


NGUYỄN PHÚC ANH

(1762 - 1820)


Sự Trả Thù Của Nhà Nguyễn Ðối Với Nhà Tây Sơn
PDF Print E-mail
Tác Giả : Saigon Echo sưu tầm
Thứ Năm, 10 Tháng 12 Năm 2009 13:51

Tháng 7 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh trở về Phú Xuân, đem Vua tôi nhà Tây Sơn ra báo thù.

Tất cả các võ tướng đều bị tử hình, Trần Quang Diệu bị lột da, các tướng khác bị voi chà, người trảm quyết.
Từ vị đại tướng đến viên tùy tướng, thảy thảy đều giữ bản sắc anh hùng, không một nét sợ hãi, không một lời cầu nhiêu, hiên ngang, khẳng khái.

Riêng đối với Bùi Thị Xuân, Nguyễn Phúc Ánh dùng hình phạt khốc liệt nhất quán cổ kim!
Vốn nghe danh nữ kiệt, Nguyễn Phúc Ánh truyền đem đến xem mặt, Nguyễn Phúc Ánh tự đắc hỏi:
- Ta và Nguyễn Huệ, ai hơn?
Nữ kiệt ung dung đáp:
- Nói về tài ba thì Tiên Ðế ta bách chiến bách thắng, hai bàn tay trắng dựng nên cơ đồ. Còn nhà ngươi bị đánh phải trốn chui trốn nhủi, phải cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Pháp. Chỗ hơn kém rõ ràng như ao trời nước vũng. Còn nói về đức độ, thì Tiên Ðế ta lấy nhân nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế, như đã đối với Nguyễn Huỳnh Ðức, tôi nhà ngươi. Còn nhà ngươi lại dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với những bậc nghĩa liệt, đã hết lòng vì chúa, chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người tức là khuyến khích tôi mình trung với mình. Chỗ hơn kém cũng rõ ràng như ban ngày và đêm tối. Nếu Tiên Ðế ta đừng thừa long sớm, thì dễ gì nhà ngươi trở lại đất nước này.
Nguyễn Phúc Ánh hỏi gằn:
- Nhà ngươi có tài sao không giữ ngai vàng cho Cảnh Thịnh ?
Nữ kiệt đáp:
- Nếu có thêm một nhi nữ như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không dễ gì mà lạnh. Cửa Nhật Lệ không để lạnh, thì nhà ngươi cũng khó mà đặt chân lên đất Bắc Hà.
Nguyễn Phúc Ánh hỏi có muốn xin ân xá không?
Nữ kiệt đáp:
- Ta đâu có sợ chết mà phải chịu nhục, hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế?
Nguyễn Phúc Ánh căm gan, dằn từng tiếng.
- Không chịu nhục? Ta sẽ làm cho mi biết nhục.

Vua Quang Trung

Liền truyền lệnh: Ðem Bùi Thị Xuân về Bình Ðịnh, cởi bỏ hết quần áo, cột đứng trên tù xa đẩy đi khắp các nơi thị tứ.
Nhân dân Bình Ðịnh nghe tin, không ai bảo ai, mà mỗi lần xe nữ kiệt đi qua, thì nhà hai bên đường đều đóng kín cửa, người đi đường, người nhóm chợ, đều ngoảnh mặt bỏ tránh xa.
Xe đến vùng Ðập Ðá là nơi dệt lụa, thì những tấm lụa tinh khôi bay tung vào xe. Lớp bị bọn tướng sĩ hộ tống vung gươm chém đứt, theo gió bay lên không trung, lớp rơi vào xe phủ kín châu thân nữ kiệt.
Nữ kiệt lại bị giải về Phú Xuân, Nguyễn Phúc Ánh hỏi:
- Ðã biết nhục chưa?
- Nhục nào có vương vào thân ta, mà chính đổ lên đầu nhà ngươi, con người tánh độc hơn sài lang, lòng nhớp hơn cẩu trệ.
Nguyễn Phúc Ánh tức giận, truyền bắt mấy người con của nữ kiệt đem ra giết trước mặt nữ kiệt: Mấy người con nhỏ thì sai lực sĩ bỏ vào bao vải, đánh nát thây. Còn người con gái lớn thì cho voi xé xác. Thấy voi đến, người con gái hoảng sợ kêu lên:
- Mẹ ơi! Cứu con với!
Nữ kiệt hét lớn:
- Con nhà tướng không được khiếp nhược.
Người con gái liền nhắm mắt thọ hình, không một tiếng rên rĩ. Ðến lượt nữ kiệt.
Chúng trói nữ kiệt để nằm ngửa trên cỏ. Ba hồi trống dứt, một con voi to lớn hung hăng chạy đến, giơ chân toan chà. Nữ kiệt trợn mắt hét một tiếng như sấm nổ. Con voi thất kinh thối lui. Bị nài giục, voi bước tới một lần nữa, nhưng vừa bước tới liền dừng bước ngay, thúc mấy cũng không dám tiến. Lính lấy giáo đâm, voi thét lên một tiếng rồi bỏ chạy.
Nguyễn Phúc Ánh tức mình, sai dùng hình phạt điểm thiên đăng.
Chúng lấy vải nhúng sáp nóng đem quấn khắp mình nữ kiệt, rồi đem cột nữ kiệt nơi trụ sắt dựng giữa trời. Ðoạn châm lửa đốt. Nữ kiệt bình tĩnh, nét mặt không chút thay đổi. Lửa cháy phừng phực từ dưới lên trên, sáng chói thấu mây. Ai nấy đều xúc động.
Riêng Nguyễn Phúc Ánh tỏ vẻ hân hoan!

Lửa cháy hồi lâu. Bốn bề im phăng phắc. Bỗng một tiếng nổ.
Sọ nữ kiệt vỡ. Một lằn thanh quang bay vút lên tầng xanh!
Xử tướng võ xong, xử đến các quan văn.
Phần nhiều đều được tha về cho làm ăn.
Riêng Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích thì bị giải về Thăng Long và đánh đòn tại Văn Miếu.
Phan Huy Ích còn sống trở về nhà.
Ngô Thời Nhậm bị Ðặng Trần Thường đánh chết.
Ðặng Trần Thường là một danh sĩ Bắc Hà. Lúc Ngô Thời Nhậm được Vua Quang Trung trọng dụng, thì Ðặng Trần Thường đến xin Ngô tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Ngô thét bảo Thường:
- Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh giúp Vua cai trị nước. còn muốn vào lòn ra cúi thì đi nơi khác.
Ðặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi mang khăn gói vào Nam, phụng sự Nguyễn Phúc Ánh.
Nay đắc thế liền trả thù xưa.

Ðó là đối với bề tôi nhà Tây Sơn. Còn đối với nhà Tây Sơn thì Nguyễn Phúc Ánh chém tất cả dòng họ, từ Vua Bửu Hưng, cho tới một em bé mới sanh mà đã lọt vào ngục thất. Lại truyền đào mả Vua Thái Ðức và Vua Quang Trung, nghiền xương đổ xuống bể. Còn sọ thì đem xiềng nơi ngục thất trong hoàng cung để làm lọ đi tiểu.
Ðể nhổ cỏ cho sạch gốc, Nguyễn Phúc Ánh sức mọi nơi truy tầm những bà con gần xa của họ Nguyễn Tây Sơn, và những tướng tá của Tây Sơn còn trốn tránh nơi sơn dã.
Hai người con Vua Thái Ðức là Văn Ðức, Văn Lương và cháu nội, con Nguyễn Bảo, là Văn Ðẩu, nương náu nơi Mộ Ðiểu, vùng An Khê. Vua tôi nhà Nguyễn biết nhưng sợ người Thượng, không dám đến bắt. Mãi đến năm Minh Mạng thứ 12 (1832) thấy tình thế đã yên, ba chú cháu mới đem nhau về thăm quê cũ ở Kiên Mỹ. Bọn bất lương đi mật báo. Quân nhà Nguyễn đến vây bắt giải về Phú Xuân giết chết.

Các danh tướng giúp nhà Tây Sơn dựng nghiệp, phần lớn đã qua đời, như:
- Nguyễn Văn Tuyết đã cùng vợ con tuẫn nghĩa sau khi thất thủ Bắc Thành.
- Võ Văn Nhậm bị Nguyễn Huệ giết chết.
Ðặng Xuân Bảo hy sinh trong trận Nguyễn Phúc Ánh đánh lấy Thanh Hóa.
- Ngô Văn Sở bị dìm xuống sông vì nạn Bùi Ðắc Tuyên.
- Lê Văn Hưng bị Cảnh Thịnh nghe lời Bùi Ðắc Tuyên giết chết.
- Võ Ðình Tú bị trúng tên chết lúc Nguyễn Phúc Ánh đem đại binh đánh Quy Nhơn.
- Lê Văn Trung bị Cảnh Thịnh giết.
Còn sống ở ngoài tầm nanh vuốt của Gia Long chỉ được ít người: Võ Văn Dũng, Ðặng Văn Long, Ðặng Xuân Phong, Phan Văn Lân, Phạm Công Chánh, Lê Sĩ Hoàng, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Văn Lộc.

Sau khi thoát nạn, Võ trở về Phú Phong, rồi lên An Khê, chiêu mộ được một số người Thượng, chuẩn bị việc phục thù. Lấy hòn Hợi Sơn ở Trinh Tường (Bình Khê) làm căn cứ quân sự. Do đó mà Hợi Sơn còn có tên là hòn Ông Dũng.
Nghe tin Ðặng Văn Long ẩn náu ở Vân Hội (Tuy Viễn) bèn tìm đến bàn đại sự.

Ðặng Văn Long, sau trận Ðống Ða thì đã có ý lui gót. Nhưng vì mấy kẻ bề tôi của Lê Chiêu Thống không nghĩ đến tội cõng rắn của mình, cứ nổi lên chống lại nhà Tây Sơn, nên Ðặng phải nán lại để đánh dẹp. Ðến khi thấy Cảnh Thịnh để cho quần thần lộng hành, mối nước sanh rối, Ðặng bèn từ chức, trở về An Nhơn mở trường dạy võ. Nhưng rồi thấy kẻ học võ lúc này không có chí lớn, ai nấy cũng chỉ nghĩ đến lợi riêng, Ðặng liền đóng cửa trường, lên núi làm rẫy.
Võ Văn Dũng đến, Ðặng mừng được gặp lại cố tri. Nhưng khi nghe Võ bàn đến chuyện phục hưng thì lắc đầu, đáp:
- Tôi ra giúp nhà Tây Sơn đâu phải vì nhà Tây Sơn mà chính vì Tổ quốc. Nếu giặc Thanh không mang quân sang xâm lấn nước ta, thì tôi mãi làm con hạc nội, máu đâu dính đến tay. Còn về nhà Tây Sơn, chính Cảnh Thịnh đã làm mất. Song nếu Vũ Hoàng không bỏ đích lập thứ thì đâu đến nỗi nước này?! Nay đất đã mất mà lòng người cũng mất, hỏi còn mong làm được việc gì nữa? Mà dù có làm được nữa thì làm để làm gì, nếu không phải để tranh chiếm ngôi báu? Tranh cho ai? Cho nhà Tây Sơn hay cho chính mình? Thôi, trên ba mươi năm trời đánh nhau, nhân dân đã điêu đứng rồi, không nên gieo rắc thêm tang tóc.
Võ ra về, Ðặng lên ở luôn trên núi. Trong nơi mây khói, không ai biết Ðặng ở ngọn núi nào trong dãy Nam Sơn.
Ý kiến của Ðặng Văn Long không lay chuyển ý chí của Võ Văn Dũng nổi.

Về Bình Khê, Võ Văn Dũng tiếp tục xây dựng lực lượng chiến đấu. Toàn vùng An Khê và những vùng ở hai bên bờ sông Côn, như Tiên Thuận, Vĩnh Thạnh, Ðồng Phó, Hà Nhung, Trinh Tường, Phú Lạc, Phú Phong, Kiên Mỹ… đều nằm trong phạm vi hoạt động của Võ công. Nhưng được ít lâu, người Thượng Xà Ðàng bị nhà Nguyễn mua chuộc, rục rịch làm phản. Công phải bỏ hết cơ sở, đem ba chú cháu Văn Ðức, Văn Lương, Văn Ðẩu lên ẩn náu tận trên Núi Xanh.

Ca dao địa phương có câu:
Củ lang đồng Phó, đỗ phộng Hà Nhung

Chàng bòn thiếp mót để chung một gùi

Chẳng qua duyên nợ sụt sùi

Chàng giận chàng đá cái gùi chàng đi…

Chim kêu dưới suối Từ Bi

Nghĩa nhân còn bỏ huống chi cái gùi

Ðó là mượn thể tỷ để nói về việc bất hòa giữa Võ công và người Thượng.
Võ công lên Núi Xanh ở cùng ba chú cháu Văn Ðức cho đến khi ba chú cháu bị sa vào lưới Vua Minh Mạng. Còn trơ trọi một mình, công vẫn sống một cách tự tại ngót mười năm nữa. Công mất dưới triều Thiệu Trị, không rõ năm nào, sống trên chín mươi tuổi. Mãi đến khoảng Ðồng Khánh, Thành Thái (1885-1907), con cháu mới lấy cốt đem về chôn ở Phú Phong.

Cụ Vân Sơn Nguyễn Trọng Trì có bài Vịnh Võ Ðô Ðốc:

Tạo vật khốn hào kiệt

Y tương sử hữu vi

Công danh vị túc ngôn

Hoặc tác xuất thể ty (tư)

Võ công dũng quán quân

Bách chiến khởi Tây thùy

Thiên phương yểu trung nguyên

Ðãi phi nhất mộc chi

Thoát thân tứ thập niên

Thế nhân thức công thùy

Ðản kinh sơn thạch gian

Hữu thử hùng báo ty (tư)

Ngã diệc chí phương ngoại

Bạch đầu vị phùng sư

Niên niên hạnh thế phóng

Thảng toại dữ thế từ

Tùng công du Ngũ Nhạc

Khể thủ thôn linh chi

Kim cốt hoán lục tủy

Khiêm nhiên tùng sao phi

Nghĩa là:
Tạo hóa làm khốn đốn kẻ hào kiệt Ý muốn cho họ làm một việc gì.
Công danh không đủ nói, Hoặc giả bày ra cơ hội để họ thoát đời.
Cái dũng của Võ công thật quán quân, Từ biên giới phía Tây nổi lên, trăm trận trăm thắng Nhưng trời muốn dứt nửa chừng Thì một cây không chống nổi.
Thoát mình khỏi nạn ngót bốn mươi năm Người đời ai biết ông?
Sống lâu ngày trong nơi núi vây đá chất Ông có tư thế mạnh như gấu như hùm Tôi cũng có ý muốn xuất thế, Nhưng đã bạc đầu mà chưa gặp được thầy.
Làm quan may được đuổi về Năm năm rảnh rang Muốn thoát khỏi cuộc đời Theo ông đi dạo chơi khắp năm ngọn núi Tiên Cúi đầu ăn cỏ linh chi, Xương vàng đổi tủy xanh Nhẹ nhàng bay theo sóng tùng.

Ngoài Võ Văn Dũng, còn một số lương tướng nữa thoát luật ác nghiệt của Gia Long, như:
+ Ðặng Xuân Phong năm Cảnh Thịnh thứ ba, được thăng chức Thái Phó, ban tước Huyện Công Tuy Viễn. Ðến khi Nguyễn Bảo bị giết, bà họ Trần đem con cháu lên An Khê lánh nạn, thì Ðặng công từ quan lui về Dõng Hòa dưỡng lão. Ðược năm năm, nghe tin Phú Xuân thất thủ, Vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc Thành, Công mở tiệc mời thân bằng cố hữu đến, nói:
- Kẻ hào kiệt ra phò nhà Tây Sơn, phần nhiều đều là bậc trung nghĩa. Nhưng hầu hết đều dày công dày sức trong lúc xây dựng, mà không một ai đủ khả năng chống đỡ trong lúc ngã nghiêng! Nay mai mà Nguyễn Phúc Ánh thu trọn cả Bắc Nam, thì đất bằng nổi sóng, đám cựu thần nhà Tây Sơn, không còn chỗ đặt tay chân. Nếu đợi nước đến trôn, thì không còn nhảy kịp nữa.

Mấy hôm sau, có người đến thăm, thì thấy nhà không vườn trống. Ðặng công đưa gia quyến đi lúc nào và đi về đâu, không một ai hay biết.
+ Phan Văn Lân, lo việc biên phòng, nghe tin Cảnh Thịnh đoạt sự nghiệp của Thái Ðức, than dài một tiếng:
- Luân thường đã đứt, sự nghiệp không thể nào vững được lâu! Rồi giao công việc trong quân cho vị phó tướng, về An Thái thăm thầy. Thầy đã mất rồi, phò mã Trương Văn Ða cũng đã mất. Nơi xưa không còn ai là người cũ. Công bèn hỏi thăm phần mộ, ra thắp hương lạy thầy, ra đi… Như đám mây trôi trên ngàn thẳm.

+ Phạm Công Chánh trấn thủ Quảng Nam, Lê Sĩ Hoàng trấn thủ Quảng Nghĩa, nghe tin Bắc Thành thất thủ, liền mở kho phân phát hết quân lương quân trang cho binh sĩ, cho mọi người về quê quán làm ăn, còn mình thì một thương một ngựa ra đi. Phạm Công Chánh về ẩn núi Phương Phi tại Phù Cát, sau ra Cao Bằng. Lê Sĩ Hoàng về Quảng Nam, lên ẩn nơi Ngũ Hành Sơn.
+ Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Văn Lộc ở Quy Nhơn, cũng như Phạm Công Chánh, Lê Sĩ Hoàng ở Quảng Nam, Quảng Nghĩa, sau khi được tin Vua Cảnh Thịnh bị bắt, thì giải tán quân đội. Ông Lộc về Kỳ Sơn, dùng Hầm Rùa làm nơi trú ẩn. Ông Huy lên Dương An nương náu, thỉnh thoảng về Phú Yên thăm quê hương, và ra Kỳ Sơn thăm ông Lộc.
Trừ Võ Văn Dũng, Nguyễn Quang Huy cũng như Nguyễn Văn Lộc và hầu hết các tướng còn sống sót, không một ai nuôi chí phục thù.
Một hôm ông Lộc hỏi ông Huy:

- Cựu thần nhà Tây Sơn, văn cũng như võ, còn khá nhiều tay tài tuấn, sao không hợp sức lại để lo việc phục hưng? Như thế chẳng ra là không tận trung với cựu chúa hay sao ?
Ông Huy đáp:
- Những anh hùng nghĩa sĩ, ra giúp nhà Tây Sơn từ ngày mới khởi nghĩa cho đến nay, không ai phụ nhà Tây Sơn. Tất cả đều lo tròn bổn phận cho đến giờ chót, như thế là tận trung. Nay nhà Tây Sơn đã không còn nữa thì chúng ta còn trung với ai? Bầy tôi của Vua Lê Chiêu Thống bo bo giữ lòng trung với cố chủ, nổi dậy đánh ở miền Bắc, hết lớp này đến lớp khác, đã chẳng lợi gì cho nhà Lê mà còn làm khổ dân hại nước. Phải nghĩ đến dân đến nước trước. Không có thể làm lợi cho dân cho nước thì nằm yên chớ không nên gây thêm rối.

Trung với một người, một nhà mà làm hại cho dân cho nước, thì trung ấy, kẻ chân chính không nên nghĩ đến. Trung ấy không phải là trung.
Nguyễn Phúc Ánh dò biết tung tích của một số cựu tướng nhà Tây Sơn, tìm đủ cách để tận diệt.

Nhưng núi non đã hiểm trở lại thêm người địa phương che chở, nên mọi người đều sống yên. Không bắt giết được, Nguyễn Phúc Ánh bèn dụ hàng, nhưng không người nào đáp ứng.

Báo quốc nhất thân đô thị đảm Giao tình thiên tải chỉ luân tâm[100] Nhà Nguyễn đối với nhà Tây Sơn vô cùng khắc nghiệt. Quật mả Vua Thái Ðức, Vua Quang Trung, chém giết dòng họ, tướng tá nhà Tây Sơn đến thế, Nguyễn Phúc Ánh chưa cho là đủ, còn truyền đào mồ mả của cha ông hai nhà anh hùng áo vải và của những người đã theo nhà Tây Sơn và đã chết trước khi non sông đổi chủ.

Quan quân nhà Nguyễn chú ý nhất là những mồ mả ở trong vùng đất Tây Sơn.
Trước hết là mộ ông Nguyễn Phi Phúc.
Truyền rằng mộ nằm trên dãy Hoành Sơn, thôn Trinh Tường.
Tìm khắp nơi, thì thấy sát chân núi phía đông, khoảng giữa, nổi lên một trảng đất lum lum, trong khoảng này dáng núi hơi cong cong. Ðứng phía trước trông vào thì phảng phất giống một chiếc ghế bành vĩ đại, mà lưng và tay tựa vào núi, còn mặt ghế là trảng đất. Trên trảng đất, nằm song song hai tảng đá xanh to lớn, hình chữ nhật. Người ta bảo đó là mộ của vợ chồng Nguyễn Phi Phúc. Bọn đào mồ mừng rỡ, ra sức cạy hai tảng đá lên. Hài cốt không thấy đâu mà chỉ thấy bốn chum dầu phụng đã lưng, trong mỗi chum có một ngọn đèn chong đương cháy[101].

Ai cũng biết bốn chum dầu đó là của nhà Tây Sơn chôn, song mục đích để làm gì, thật không ai biết. Biết rằng không phải mộ ông Phúc, quân nhà Nguyễn tìm khắp nơi, song không thấy dấu tích.
Những mả vôi to lớn ở trong vùng Bình Khê đều bị quật.
Có ba khóm lớn nhất, một ở bờ sông Côn phía Trinh Tường, một ở thôn Phú Lạc, một ở thôn Kiên Mỹ, trên bờ sông Côn. Xương cốt đều ném xuống sông!
Những ngôi mộ này là mộ của các vị đại thần phò Vua Thái Ðức.
Ở thôn Trường Ðịnh cũng có ba ngôi mộ rộng lớn và rất kiên cố của đại thần nhà Tây Sơn. Nhưng khi nghe tin Quy Nhơn bị Phúc Ánh chiếm thì gia đình người khuất liền đục bỏ bia cũ, thay vào tấm bia mới mang tên đàn bà. Nhờ vậy mà khỏi bị quật[102].
Nhà Tây Sơn dẫy cỏ không sạch nên nhà Nguyễn mọc trở lại. Ðể nhà Tây Sơn khỏi mọc lại, Nguyễn Phúc Ánh cho dẫy tận gốc. Nhưng than ôi, đến cả gốc cỏ đã khô gần mục mà cũng bị dẫy! Quả là độc thủ!

Ðể tránh nạn tru di, con cháu những người có liên hệ ít nhiều đến nhà Tây Sơn, phần nhiều đều phải thay tên đổi họ, đi ẩn náu ngoài xứ lạ nơi xa.
Chính sách dẫy cỏ thật sạch gốc của Gia Long làm lụy chẳng những người mà còn đến cả vật, nhất là vùng Tây Sơn.

Sách vở, giấy tờ đều bị tiêu hủy. Ðiển hình là những tập gia phả của họ Võ ở Phú Phong, họ Bùi ở Xuân Hòa, họ Ðặng ở Dõng Hòa, họ Trần ở Trường Ðịnh… Cho đến những bộ sử, những tập thơ văn… sản xuất đời Tây Sơn cũng cấm không được lưu hành, tàng trữ, như bộ Trần Triều Thông Sử Cương Mục của Lê Văn Nhân ở An Nhơn, phụng chiếu soạn năm Quang Trung thứ tư (1791), bộ Lê Triều Thực Lực do Võ Xuân Hoài tổng tu dưới triều Cảnh Thịnh… Những tập thơ Hán có Nôm có của nhóm Tứ Tài Tử ở Tuy Viễn và Song Hoài Thi Xã ở Bồng Sơn, tập thơ ca văn tế bằng chữ Nôm của La Xuân Kiều ở Phù Cát v.v…

Những môn võ thời Tây Sơn thường dùng, một số bị cấm. Thời Tây Sơn võ nghệ rất thịnh. Có bốn môn nổi tiếng là Côn, Quyền, Kiếm, Cổ. Nhưng khi đem áp dụng vào việc binh thì quyền thay thế bằng kỳ.
Côn, quyền, kiếm thời nào cũng có nơi nào cũng có. Chỉ có môn kỳ và cổ e chỉ Bình Ðịnh mới có và chỉ đời Tây Sơn mới dùng.
Kỳ là cờ - lá cờ vuông mỗi bề rộng chừng hai sải dệt bằng thao càn rất dày rất chắc, trừ phía kết vào cán cờ, ba phía kia đều móc sắt thay tua. Lá cờ vừa dùng để chỉ huy vừa dùng để giết giặc.
Phải là người có sức mạnh và có võ giỏi, mới sử dụng được.

Cổ là trống. Trống lớn như trống chầu. Khi tập luyện thì đứng trên hai khối gỗ tròn lớn gấp đôi quả bưởi. Ðôi chân phải điều khiển hai khối tròn đó một cách lanh lẹ. Còn cùi chỏ, bàn tay, vai, đầu đều phải dùng để đánh và đỡ mấy cái trống, theo từng bài luyện võ. Khi thì dùng hai trống, khi thì dùng bốn, khi thì dùng tám, khi thì dùng mười ai, tùy trình độ và sức vóc của võ sĩ. Trống treo ở trước mặt. Biểu diễn một lần từ một đến sáu người.

Mỗi người hai trống. Không phải người nào đứng chỗ nấy, mà luôn luôn đổi chỗ lẫn nhau.
Khi ra trận thì dùng hai trống, đặt trên xe đẩy, và dùng dùi trống thay tay. Dùi trống không phải chỉ dùng để đánh trống thúc quân mà còn dùng làm khí giới giết địch.
Gia Long cấm kỳ, kiếm, cổ.
Kỳ không bị cấm cũng không ai dùng nổi và cũng không ai học làm gì trong lúc không chiến tranh.
Kiếm chẳng những cấm dạy cấm học, mà trong nhà có kiếm cũng bị tội.
Cấm kiếm lẽ tất nhiên cũng cấm luôn đao.
Cho nên nghề kiếm và đao ở Bình Ðịnh bị mất hẳn.
Còn cổ thì cũng thất truyền. Và môn võ biến thành môn nhạc. Võ thì đánh trống chầu và đánh trống treo. Nhạc thì đánh trống chiến và trống để đứng. Nhưng những bài luyện võ vẫn được đem dùng vào việc đánh nhạc.

Nói tóm lại là tất cả những tinh ba của đất nước sản xuất thời Tây Sơn, đều bị Gia Long tìm đủ cách để tận diệt. Tận diệt để không còn gì làm cho người đời nhớ đến Tây Sơn.
Tên vùng đất phát tích ra nhà Tây Sơn cũng bị đổi ra An Tây.
Diệt tận gốc, nhổ sạch rễ!
Nhưng chỉ bên ngoài thôi.
Lòng người Việt Nam yêu nước, nhất là người Bình Ðịnh, đâu có quên nhà Tây Sơn.

[100] Thơ của Nguyễn Bá Thuận đề sách Tây Sơn lương tướng ngoại truyện của Nguyễn Trọng Trì. Thơ 8 câu, đây là cặp luận. Câu thơ đại ý nói: Ðền ơn nước, một tấm thân đầy cả mật (can đảm đầy mình). Nghìn năm giao tình với nhau, chỉ lấy tấm lòng mà luận thị phi.

[101] Chắc có lỗ thông hơi trong đá nên đèn không tắt.. Khoảng 1929-1930, Tản Ðà tiên sinh có đến viếng mộ. Lúc ấy hai tảng đá vẫn còn. Cuộc viếng mộ có đăng trên báo. Nay không còn thấy.
[102] Những vôi đá của ba ngôi mộ bị quật vẫn còn sót ít nhiều. Ba ngôi mộ không bị phá vẫn còn, nhưng nắng mưa làm hư nhiều lắm. Một ngôi ở trong vườn họ Từ, một ngôi nằm ở trước ngõ họ Phan, một ngôi nằm ở nơi gò Vườn Xoài, cạnh con đường liên hương từ Kiên Mỹ đi xuống. Không ai dám nhận những ngôi mộ này là của gia đình, vì hình phạt của nhà Nguyễn rất tàn khốc.


Gia Long (1762 - 1820)

Niên hiệu

Gia Long

Năm sanh, năm mất

1762-1820

Giai đoạn trị vì

1802-1820

Miếu hiệu

Thế Tổ Cao Hoàng Ðế

Tên Húy

Nguyễn Phúc Ánh

Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, năm Ất Dậu (1765), Chúa Vũ Nghuyễn Phúc Khoát mất. Quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền thay Chúa đổi ngôi, đưa Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi Chúa để dễ bề khống chế. Từ đó Ðàng Trong bắt đầu đi vào con đường suy thoái, sưu cao thuế nặng, khắp nơi đều vang lên tiếng than oán và cuối cùng dẫn đến việc ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa năm Quí Tỵ (1773). Lợi dụng lúc Ðàng Trong có nội loạn, Chúa Trịnh xua quân qua sông Linh Giang tấn công Phú Xuân (Huế). Phú Xuân thất thủ, tôi chúa họ Nguyễn phải chạy vào Gia Ðịnh, chấm dứt sự nghiệp của Chúa Nguyễn ở Ðàng Trong.

Trong số người chạy loạn có Nguyễn Ánh lúc bấy giờ mới 13 tuổi. Nguyễn Ánh là con của hoàng tử Nguyễn Phúc Côn và bà Nguyễn Thị Hoàng. Nguyễn Ánh (hay Nguyễn Phúc Ánh) sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762), thuở thiếu thời đã tỏ ra là một con người có chí và thông minh vì thế rất được Chúa yêu, tuy còn nhỏ nhưng ông được Chúa phong cho chức Chưởng sứ, ông đã tỏ ra là một tướng cầm quân có tài.

Năm Tân Dậu (1777), Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Ðịnh, Chúa tôi họ Nguyễn phải bỏ thành kéo tàn quân chạy về Ðịnh Tường, Cần Thơ. Quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, bắt được và giết Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Ánh bắt đầu một cuộc sống long đong và vất vả.

Vài năm sau, Nguyễn Ánh lấy lại được Sài Côn (Saigon) rồi tiến ra lấy lại Bình Thuận. Năm Canh Tí (1780) Nguyễn Ánh lên ngôi Vương ở Gia Ðịnh. Năm Nhâm Dần (1782), thấy thế lực Nguyễn Vương ngày càng mạnh, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ kéo quân vào đánh, Saigon thất thủ, Nguyễn Vương lại bôn tẩu về Hà Tiên rồi chạy ra đảo Phú Quốc.

Nguyễn Vương vốn là con người có chí nên ông bất chấp gian khổ, canh cánh trong lòng một mối thù phục quốc. Chính vì thế nên khi biết được Giám mục Pháp Bá Ða Lộc (Pigneau de Béhaine), người có uy tín và thế lực tại Pháp thời bấy giờ đang ở Ðàng Trong , Nguyễn Vương không ngần ngại cho mời giám mục tới và nhờ giám mục làm sứ giả trong việc cầu viện Pháp. Nguyễn Vương đã để cho con trưởng của mình là Nguyễn Phúc Cảnh mới 4 tuổi theo Giám mục Bá Ða Lộc sang Pháp làm con tin.

Trong thơ cho Vua Pháp (Louis XVI), Nguyễn Vương xin Pháp giúp 1.500 lính và tàu bè, súng ống, vật dụng. Ðể đền bù, Pháp được độc quyền buôn bán ở nước Việt Nam, nhường cho nước Pháp đảo Côn Lôn (Côn đảo), và cảng Hội An (có sách nói là cảng Ðà Nẵng).

Giám mục Bá Ða Lộc ký được hiệp ước Versailles với Pháp ngày 28-11-1787, vua Pháp giao trách nhiệm thi hành hiệp ước cho một ông tướng đống quân ở Ấn Ðộ nhưng ông nầy không thích Giám mục Bá Ða Lộc nên nói ra với vua Pháp và cũng vì nước Pháp đang bị nội loạn nên rốt cuộc vua Pháp không thi hành hiệp ước. Chờ mãi không được, Giám mục Bá Ða Lộc bỏ tiền riêng để mướn một số lính đánh thuê rồi trở về Việt Nam. Năm 1789 thì Hoàng tử về đến Gia Ðịnh.

Khi đưa con đi rồi Nguyễn Vương cũng từ giã mẹ và vợ để sang Xiêm La (Thái Lan) cầu cứu. Tới tháng 6 năm 1784 thì vua Xiêm cho tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 20 vạn quân và 300 chiếc thuyền sang giúp Nguyễn Vương. Lúc đầu quân Xiêm đại thắng chiếm nhiều tỉnh Kiên Giang, Trà Ôn, Sa Ðéc. Sau đích thân Nguyễn Huệ đem đại quân vào đánh, quân Xiêm thua bỏ chạy về nước, Nguyễn Vương cũng chạy theo về Xiêm La lánh nạn.

Tháng 5 năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ theo kế của Nguyễn Hữu Chỉnh tiến chiếm Phú Xuân rồi rồi thừa thắng tiến ra Thăng Long (Hà Nội) diệt họ Trịnh. Việc Nguyễn Huệ ra Bắc làm cho Nguyễn Nhạc (anh của Nguyễn Huệ) nghi ngờ nên cũng vội vã đem quân ra Bắc, hai anh em gặp nhau ở Thăng Long rồi cùng về. Nguyễn Huệ được đóng quân ở Phú Xuân và được phong là Bắc Bình Vương. Từ đó anh em Tây Sơn đã có mầm móng bất hoà, nhiều lần hai anh em đã đem quân đánh nhau.

Vì ham tranh quyền nên anh em Tây Sơn đã không ngó ngàng gì đến các xứ Ðàng Trong nhất là từ Qui Nhơn (Bình Ðịnh) trở vào, lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Vương đã cùng với các bộ tướng củ, tháng 9 năm Ðinh Mùi (1787), trở về nước. Nguyễn Vương đã được dân miền Nam giúp đở rất nhiều, có nhiều tướng giỏi đến phò như Võ Tánh, nên chẳng mấy chốc lực lượng Nguyễn Vương đã lớn mạnh. Ðông Ðịnh Vương Nguyễn Lữ phải bỏ Gia Ðịnh trở về Qui Nhơn. Nguyễn Vương lấy toàn bộ xứ Gia Ðịnh đặt làm bản doanh rồi bắt đầu tổ chức việc cai trị. Năm Canh Tuất (1790) Nguyễn Vương cho đắp lại thành Gia Ðịnh theo kiểu bát quái có 8 cửa xây bằng đá ong.

Thấy Nguyễn Vương lớn mạnh, tháng 3 năm Nhâm Dần (1782) vua Thái Ðức Nguyễn Nhạc nhà Tây Sơn đem quân vào đánh nhưng bị quân Nguyễn Vương đánh lui. Kể từ đó về sau, quân Tây Sơn luôn thất bại khi đem quân vào đánh.

Ở Phú Xuân, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lại tiến quân ra Bắc diệt nhà Lê rồi cho Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhiệm ở lại để cai trị Bắc Hà. Vua Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh. Nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân sang đánh. Ðược tin, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Ðế ở Phú Xuân lấy hiệu là Quang Trung thống lãnh đại quân tiến ra Bắc đánh tan 20 vạn quân nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị phải chạy thoát thân bỏ quên cả ấn tín.

Năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung băng hà, con là Quang Toảng lên ngôi mới 10 tuổi, vì thế Vương nghiệp triều Tây Sơn nhanh chóng rơi vào suy vong.

Ðược tin vua Quang Trung băng hà, Nguyễn Vương rất vui mừng, đẩy mạnh việc chuẩn bị đánh Tây Sơn. Dưới trướng Nguyễn Vương lúc bấy giờ có nhiều quan chức người nước ngoài như Dayot (Ông Trí), Philippe Vannier (Ông Chấn), Guilloux, Laurent Barisy (Ông Mân), De Forçant (Ông Lăng), Jean Baptiste Chaigneau, Olivier de Puymanel (Ông Tín), Theodore Lebuen. Những quan chức nầy là những cố vấn kỹ thuật cho Nguyễn Vương trong lãnh vực quân sự, vũ khí, đấp thành, v.v...

Cuộc chiến kéo dài đến năm Tân Dậu (1801) Nguyễn Vương chiếm lại được Phú Xuân, và ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhăm Tuất (1802) Nguyễn Vương lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long. Lên ngôi xong vua Gia Long đưa quân tiến ra đất Bắc, quân Tây Sơn tan rã lần hồi. Ðến tháng 6 cùng năm thì vua Gia Long đã thống nhất được sơn hà, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài gần 300 năm.

Ngài ra lệnh quật mả vua Nguyễn Nhạc và vua Nguyễn Huệ lên, đem vứt thây đi còn đầu thì đem bỏ giam trong ngục tối (có sách viết là đốt thây thành tro rồi đổ xuống sông, còn sọ thì làm gáo đựng nước tiểu).

Vua sai sứ sang Tàu cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam-Việt, nhưng vì đất Nam-Việt đã có bên Tàu đời nhà Triệu ngày trước nên Thanh triều mới đổi chữ Việt lên trên, gọi là Việt-Nam để cho khỏi lầm với tên củ.

Ở trong cung, nhà vua không đặt ngôi Hoàng hậu, chỉ có ngôi Hoàng phi và các cung tần. Sau khi vua mất, thì con lên ngôi, mới tôn mẹ lên làm Hoàng Thái Hậu.

Bỏ chức Tể tướng, lập ra 6 bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng Thư:

-Bộ Lại : coi việc khảo xét công trạng, thảo những tờ chiếu sắc, v.v...

-Bộ Hộ : coi việc đinh điền thuế má, tiền bạc, v.v...

-Bộ Lễ : coi việc tế tự, tôn phong, cách thức học hành thi cử, v.v...

-Bộ Binh : coi việc binh lính, v.v...

-Bộ Hình : coi việc pháp luật, v.v...

-Bộ Công : coi việc làm cung điện, dinh thự, v.v...

Ngài lập Văn Miếu ở các trấn thờ đức Khổng Tử. Mở trường lớn ở Kinh đô để dạy con các quan và các sĩ-tử (sau nầy vua Minh Mạng đổi tên là Quốc Tử Giám). Mở khoa thi Hương để kén lấy những người có học ra làm quan...

Vua Gia Long không theo đạo Thiên Chúa dù Ngài rất biết ơn Giám mục Bá Ða Lộc và có nhiều thiện cảm với các giáo sĩ, nhưng Hoàng tử Cảnh đã theo đạo khi ở chung với Giám mục Bá Ða Lộc. Một lá thư của Cha Lelabousse viết vào tháng 6-1792 cho biết : "Trong buổi lễ được tổ chức vào khoãng cuối tháng 7-1789, Hoàng tử Cảnh nhất định không đến lạy trước bàn thờ tổ tiên đã làm cho Nguyễn Vương đau khổ tủi nhục và tức giận, vứt bỏ phẩm phục, mũ niệm, nói rằng ông là một người cha bất hạnh".

Nhưng vua vẫn một lòng kính trọng Giám mục, trong một lá thư của Giám mục viết cho Hội truyền giáo hải ngoại năm 1795, Giám mục kể rằng trong năm đó có mười chín ông quan trong triều đình viết sớ đưa lên cho Nguyễn Ánh xin Ngài thận trọng đừng để Giám mục lo việc giáo huấn Hoàng tử Cảnh. Nguyễn Vương nổi trận lôi đình, vứt sớ xuống đất và kể những công trạng của Giám mục đối với gia đình và sự nghiệp của Vương. Nguyễn Ánh hăm dọa là sẽ phạt thẳng tay những người có ý nghĩ xấu nầy. Xong Vương vào hậu cung kể lại cho vợ nghe và hai người quyết định là giấu chuyện nầy không cho Giám mục biết.

Ngày 19 tháng 12 năm Canh Thìn (3-2-1820) vua Gia Long băng hà thọ 58 tuổi (theo Trần Trọng Kim thì Ngài mất năm 1819).


“Huế originally rose to prominence as the capital of the Nguyễn Lords, a feudal dynasty which dominated much of southern Vietnam from the 17th to the 19th century. In 1775 when Trinh Sam captured it, it was known as Phú Xuân. In 1802, Nguyễn Phúc Ánh (later Emperor Gia Long) succeeded in establishing his control over the whole of Vietnam, thereby making Huế the national capital.

“Huế was the national capital until 1945, when Emperor Bảo Đại abdicated and a Communist government was established in Hà Nội (Hanoi), in the north. While Bảo Đại was briefly proclaimed “Head of State” with the help of the returning French colonialists in 1949 (although not with recognition from the Communists and the full acceptance of the Vietnamese people), his new capital was Sài Gòn (Saigon), in the south.

“In the Vietnam War, Huế’s central position placed it very near the border between North Vietnam and South Vietnam. The city was located in the South. In the Tết Offensive of 1968, during the Battle of Hue, the city suffered considerable damage not only to its physical features, but its reputation as well, most of it from American firepower and bombings on the historical buildings as well as the now infamous massacre at Huế committed by the Communist forces. After the war’s conclusion, many of the historic features of Huế were neglected, being seen by the victorious regime and some other Vietnamese as “relics from the feudal regime”, but there has since been a change of policy, and some parts of the historic city have been restored.

“Huế is perhaps best known for its historic monuments, which have earned it a place in the UNESCO’s World Heritage Sites. The seat of the Nguyen emperors was in the Citadel, which occupies a large, walled area on the north side of the river. Inside the citadel was a forbidden city where only the concubines, emperors, and those close enough to them were granted access, the punishment for trespassing being death. Today, little of the forbidden city remains, though reconstruction efforts are in progress to maintain it as a tourist attraction as a view of the history of Huế.

“Roughly along the Perfume River from Huế lie myriad other monuments, including the tombs of several emperors such as Minh Mang, Khai Dinh, Tu Duc, and others. Also notable is the Thien Mu Pagoda, located not far from the city centre along the river, the largest pagoda in Huế and chosen as the official symbol of the city.”


Bá Đa Lộc và Nguyễn Phúc Ánh


Năm 1780 sau khi Nguyễn Huệ rút đại quân về, các tướng họ Nguyễn lập Nguyễn Phúc Ánh làm chúa, chiếm lại Gia Định, lập triều đình, xây đắp lại thành Gia Định theo kiểu bát quái có tám cửa xây bằng đá ong. Do đó vùng này gọi là Tân Triều.

Một quan hệ có tính cách thân hữu giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn Phúc Ánh nảy sinh ra từ giai đoạn này và Bá Đa Lộc được phép hoạt động trên các vùng do Nguyễn Phúc Ánh kiểm soát. Được các lực lượng phương Tây như Pháp, Bồ Đào Nha giúp sức, Nguyễn Phúc Ánh lại mạnh lên. Nguyễn Nhạc sai tướng vào đánh nhưng lại bị thua và mất thêm Bình Thuận.

Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ nam tiến, phá tan quân Nguyễn, giết chết cai cơ người Pháp là Manuel (Mạn Hoè). Nguyễn Phúc Ánh bị đánh bật ra khỏi đất Gia Định bỏ chạy về Hậu Giang. Anh em Tây Sơn chiếm lại Nam Bộ, sai người giao hảo với Chân Lạp (Campuchia) và đề nghị hợp tác đánh Nguyễn Phúc Ánh. Chân Lạp chia quân đón bắt được đoàn cầu viện Xiêm La của Nguyễn Phúc Ánh và suýt bắt được Nguyễn Phúc Ánh. Nguyễn Phúc Ánh trốn ra đảo Phú Quốc.

Bá Đa Lộc cũng phải chạy trốn sang Cao Miên cùng với chủng viện.

Cuối tháng 10-1782, sau khi anh em Tây Sơn rút quân về Quy Nhơn, Nguyễn Phúc Ánh dần dần chiếm lại được Gia Định và Sài Gòn. Bá Đa Lộc đưa chủng viện về đặt tại họ đạo Mặc Bắc, Vĩnh Long. Ngày nay Mặc Bắc là một giáo xứ đông đảo trong địa bàn xã Long Thới, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, giáo phận Vĩnh Long.

Năm 1783 Chu Văn Tiếp lại từ Bình Thuận mang quân vào đánh chiếm được Sài Côn Gia Định và đón Nguyễn Phúc Ánh trở về.

Tháng 2/1783, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang quân nam tiến, Nguyễn Phúc Ánh bỏ chạy về Đồng Tuyên, đến Hà Tiên rồi trốn ra đảo Phú Quốc.

Tháng 8 năm 1783, quân Tây Sơn truy kích, Nguyễn Phúc Ánh chạy ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về Phú Quốc. Nhân có bão biển, Nguyễn Phúc Ánh chạy ra đảo Thổ Chu, rồi đầu năm 1784 tự mình sang Xiêm cầu viện.

Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem hai vạn thủy binh cùng ba trăm chiếc thuyền sang giúp. Ngoài ra còn có ba vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn.

Do tình hình ba vạn quân Trịnh đang rình rập ở phía bắc, ba vạn quân bộ Xiêm chực chờ ở phía tây, với hai vạn quân thủy Xiêm ở phía nam, Nguyễn Huệ ra quyết sách nhanh chóng, chủ yếu đánh tiêu diệt hai vạn quân chủ lực đường thủy của quân Xiêm. Sau khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần Rạch Gầm và Xoài Mút ở phía trên Mỹ Tho, rồi đánh một trận, tiêu diệt quân Xiêm vào tháng 1/1785.

Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gầm - Xoài Mút.

Quân Xiêm và Nguyễn Phúc Ánh thua to, chạy bộ về Xiêm La. Nguyễn Ánh một lần nữa chạy ra biển thoát thân.

Bá Đa Lộc cũng phải chạy trốn ra các hải đảo ở vịnh Xiêm La.



Chuyến đi Pháp của Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh


Mặc dù thất vọng vì không thuyết phục được Nguyễn Phúc Ánh theo đạo, nhưng trước tình hình nhà Tây Sơn cấm đạo nghiêm ngặt, và để cạnh tranh ảnh hưởng với các nhà truyền giáo đến từ Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, cho nên Bá Đa Lộc tiếp tục giúp đỡ quân Nguyễn Phúc Ánh qua cơn ngặt nghèo và đề nghị Nguyễn Phúc Ánh xin trợ giúp của triều đình Pháp. Nguyễn Phúc Ánh ưng thuận gởi Bá Đa Lộc làm sứ giả qua Pháp xin cầu viện và để làm tin, Nguyễn Phúc Ánh giao cho Bá Đa Lộc một dấu ấn của vương triều chúa Nguyễn và đem theo Hoàng tử Cảnh, tên tục là Nguyễn Phúc Cảnh, năm tuổi rưỡi, sinh ngày 6 tháng 4 năm 1780 tại Gia Định, con của Nguyễn Phúc Ánh và bà Tống thị Lan, con gái quan Chưởng doanh Tống Phúc Khuông (sau được truy phong là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu).

Bá Đa Lộc, khi ấy 44 tuổi, khởi hành cùng với Hoàng tử Cảnh vào tháng 2 năm 1785 để đến Pondichéry. Nhưng tại đây ông gặp khó khăn phải chờ hơn một năm mới tiếp tục đi Pháp được. Ông và Hoàng tử Cảnh cập bến Lorient vào tháng 2 năm 1787.

Đoạn đường đi mất đúng hai năm.

Vua Louis XVI

Nhiều bộ trưởng của triều đình Louis XVI chống lại một sự can thiệp ở Đông Dương, nhưng các nhân vật quan trọng Công giáo ủng hộ đề nghị của Bá Đa Lộc. Vua Louis XVI tiếp Bá Đa Lộc tại triều đình vào ngày 5 hay 6 tháng 5 năm 1787, trước sự hiện diện của các bộ trưởng và các nhân vật quan trọng. Bá Đa Lộc trình bày tình hình Đông Dương và những quyền lợi về kinh tế thương mại, vật chất, cũng như về việc truyền đạo Thiên chúa qua sự thuận tình của nhà Nguyễn.

Hoàng hậu Marie-Antoinette



Chính ra, vua Louis XVI ngần ngại dấn thân vào một cuộc phiêu lưu quân sự tốn kém và nghi ngờ lợi ích sẽ thu hoạch được sau này, nếu đạt được mục đích quân sự. Một chi tiết đáng chú ý là thời ấy dân chúng đang oán ghét và dèm pha nặng nề ảnh hưởng chính trị của hoàng hậu Marie-Antoinette đối với triều đình vua Louis XVI và cách tiêu xài quá phung phí của bà, thí dụ như đề tài hoàng hậu mua một chuỗi kim cương đáng giá một triệu sáu trăm ngàn quan tiền vàng Pháp, trong khi các bộ trưởng đều than phiền là công quỹ quốc gia hao hụt trầm trọng.

Triều đình Louis XVI chấp thuận can thiệp, một hiệp ước giữa vua nước Pháp và vua nước Việt Nam (người Pháp gọi Nam Kỳ là Cochinchine) được ký kết bởi công tước Montmorin, bộ trưởng của vua Louis XVI và Giáo sĩ Bá Đa Lộc tại Versailles ngày 28 tháng 11 năm 1787. Theo hiệp ước này, nước Pháp giúp Nguyễn Phúc Ánh giành lại ngai vàng, ngược lại, nhà Nguyễn nhượng tuyệt đối cho Pháp cửa bể Đà Nẵng, Côn Đảo và độc quyền thương mại tại Việt Nam.

Tại Bắc Hà, từ năm 1782, khi Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm chết, Thế tử Trịnh Cán được lập làm Điện Đô vương, họ Trịnh ngày càng suy yếu.
Năm 1786, lúc Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh còn lênh đênh trên biển, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc cử làm tổng chỉ huy cùng Nguyễn Lữ đánh ra Bắc với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", Quân Trịnh rệu rã bỏ trốn. Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải, Trịnh Tông tự sát. Xem như nhà Trịnh từ đó bị tiêu diệt.

Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển tông. Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.

Tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Nguyễn Huệ lập Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, lấy hiệu là Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam. Giữa năm 1787, Nguyễn Ánh từ Xiêm quay trở lại Gia Định. Nguyễn Lữ yếu thế phải rút về Quy Nhơn.

Trở về Việt Nam

Tượng đồng Bá Đa Lộc và Hoàng Tử Cảnh, Saigon (không còn nữa) Hình Nguyễn Tấn Lộc


Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh lên đường trở về Đông Dương ngày 27 tháng 12 năm 1787 trên chiến thuyền La Dryade.

Nhưng vì sự cản trở của các thế lực của chính quyền Pondichéry do công tước Conway lãnh đạo, và sự rối rắm của triều đình Louis XVI, nước Pháp đã không gởi quân cứu viện như đã hứa.

Bị bỏ rơi, nhưng Bá Đa Lộc không tự bỏ rơi.
Với số tiền 15.000 quan tiền vàng của gia đình và bạn bè cho ông, cộng thêm sự giúp đỡ của các thế lực thương mại, ông thực hiện điều mà triều đình Pháp không muốn thực hiện. Bá Đa Lộc mua vũ khí, súng ống, đạn dược, chiến thuyền và mộ binh để giúp Nguyễn Phúc Ánh.

Khi ấy, Nguyễn Huệ phải giải quyết vấn đề chuyên quyền của Nguyễn Hữu Chỉnh và sau đó của Vũ Văn Nhậm, giết Chỉnh và Nhậm, rồi lại rút quân về Phú Xuân.

Trong Nam, Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại được thành Gia Định.

Cuối năm 1788 đang chuẩn bị đánh Nguyễn Phúc Ánh thì Nguyễn Huệ được tin vua Càn Long nhà Thanh nghe lời Lê Chiêu Thống cầu viện, sai Tôn Sĩ Nghị mang 29 vạn quân tiến vào biên giới chiếm đóng Thăng Long. Các tướng giữ Bắc Hà của ông lui về giữ Biện Sơn cố thủ. Nghe tin báo, Nguyễn Huệ quyết định chọn cách đánh thần tốc để chống quân nhà Thanh, đội tiếng phù nhà Lê để xâm lăng.

Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế kỷ nguyên là Quang Trung ngày 25 tháng 11 năm 1788, rồi ngày 22 tháng 12 năm 1788 (25 tháng 11 năm Mậu Thân) xuất quân tiến ra Bắc Hà, truyền hịch hẹn ba quân là ngày mồng bẩy Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn tết ở Thăng Long.

Đêm mồng bốn Tết Kỷ Dậu 1789, cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, bị giết hàng vạn. Tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành mười ba gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là Gò Đống Đa.

Sáng mồng năm Tết Kỷ Dậu 1789, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi.

Tôn Sĩ Nghị sợ hãi đã bỏ chạy trước. Lê Chiêu Thống cũng chạy theo Tôn Sĩ Nghị thoát sang bên kia biên giới. Trưa mồng năm Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long.

Chỉ trong vòng sáu ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh. Hai trận chiến, trận Rạch Gầm - Xoài Mút chống quân Xiêm phía Nam và trận đại phá quân Thanh Ngọc Hồi - Đống Đa, ghi nên những trang sử oai hùng của nhà Tây Sơn.

Trong khi đó tại Pháp, cuộc phá ngục Bastille xảy ra ngày 14 tháng bẩy 1789 đã mở đầu cho cuộc cách mạng đặt nền móng cho một chính thể dân chủ, mà hiện nay ngày 14.07 vẫn là ngày lễ trọng đại của nước Pháp.

Mười ngày sau đó, ngày 24 tháng 7 năm 1789 Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh trên chiến thuyền Méduse cùng với khoảng ba trăm thủy quân, tám mươi pháo binh và năm mươi phụ binh người da đen, cập bến Bãi Dừa, Cap Saint-Jacques (Vũng Tàu) .

Như thế là Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh đã mất bốn năm rưỡi để đi Pháp và về Việt Nam.

Trong khi đó, tại Pháp, sau sự kiện cuộc cách mạng năm 1789, vua Louis XVI và gia đình tìm cách trốn ra nước ngoài nhưng không thành.

Ngày 10 tháng 8 năm 1792 vua Louis XVI bị bắt tại cung điện Tuileries và bị Quốc Hội kết tội phản bội chính thể tự do, với 387 phiếu thuận và 334 phiếu chống án tử hình. Ngày 21 tháng 1 năm 1793 đao phủ Sanson chém rơi đầu vua Louis XVI tại quảng trường Cách Mạng, ngày nay là quảng trường Concorde tại Paris. Mười tháng sau đó, hoàng hậu Marie-Antoinette lên máy chém ngày 16 tháng 10 năm 1793 cũng tại quảng trường Cách Mạng.


Thời vận Nguyễn Phúc Ánh đã đến

Vua Gia LongBấy giờ Nguyễn Phúc Ánh đã tái chiếm Gia Định, từ năm 1788. Tình hình đã thay đổi thuận lợi, Bá Đa Lộc chuyển chủng viện từ Xiêm về Đàng Trong và chọn địa điểm là Lái Thiêu làm trung tâm của giáo phận Đàng Trong, lập Tòa Giám mục.
Tháng 6/1792, Bá Đa Lộc chuyển chủng viện ra Tân Triều, kinh đô mới của Nguyễn Ánh tại Đồng Nai.

Nguyễn Phúc Ánh ban cho Bá Đa Lộc một đội ngự lâm quân gồm 200 người và đặt Bá Đa Lộc là Đặc ủy viên của vua Pháp, làm cố vấn chiến tranh kiêm ngoại giao. Khoảng hai mươi sĩ quan Pháp, và hơn ba trăm năm mươi thủy binh, pháo binh tình nguyện ở lại huấn luyện quân lính và thủy quân Việt Nam, xây dựng thành lũy theo hệ thống của Vauban.

Nhiều người trở thành quan dưới trướng Gia Long và được đặt tên Việt, như Jean Marie Dayot (Ông Trí) lãnh đạo đội thủy quân, Philippe Vannier (Ông Chấn) chỉ huy chiến thuyền le Dong Nai, De Forsans (Ông Lăng) chỉ huy chiến thuyền L‘Aigle, Jean-Baptiste Chaigneau chỉ huy chiến thuyền le Dragon, Julien Girard de l‘Isle-Sallé chỉ huy chiến thuyền Le prince de la Cochinchine, Laurent Barisy (Ông Mân) coi về huấn luyện, Olivier de Puymanel (Ông Tín) chỉ huy bộ binh, pháo binh và phụ trách xây thành, Desperles và Despiau, hai nhà giải phẫu và bác sĩ quân đội phụ trách về sức khỏe và thương binh, Théodore Lebuen, Guilloux.

Vào năm 1792, Nguyễn Nhạc đóng nhiều tàu thuyền ở cửa Thị Nại để nam tiến. Nhưng lúc đó là mùa gió nồm, thuận gió cho quân nam ra, Nguyễn Phúc Ánh thừa dịp cùng quân Pháp, Bồ Đào Nha đánh úp cửa Thi Nại, đốt cháy nhiều thuyền chiến của Tây Sơn. Nguyễn Nhạc phải thu quân về Quy Nhơn.

Vua Quang TrungTrước sự kiện này, Nguyễn Huệ chuẩn bị huy động hơn hai mươi vạn quân thuỷ bộ, chia làm ba đường đánh Nguyễn Phúc Ánh. Chính các giáo sĩ Pháp giúp Nguyễn Phúc Ánh lúc đó cũng rất lo lắng và dự liệu Nguyễn Phúc Ánh khó lòng chống lại được Tây Sơn trận này.

Tuy nhiên, cái chết đột ngột của vua Quang Trung Nguyễn Huệ vào tháng 9 năm 1792 khiến kế hoạch nam tiến này không bao giờ trở thành hiện thực.

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ sinh năm 1753, (sinh trước Nguyễn Phúc Ánh chín năm) mất ngày 15 tháng 9 năm 1792, thọ 39 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Võ Hoàng Đế.

Thời đại hiển hách vủa vua Quang Trung chỉ kéo dài từ năm khởi nghĩa 1771 cho đến năm 1792 là được hai mươi mốt năm, làm vua được gần bốn năm.

Năm 1799, Bá Đa Lộc lâm bịnh nặng trong khi hộ tống Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm Quy Nhơn, trung tâm của nhà Nguyễn Tây Sơn. Sau hai tháng lâm bệnh, ông mất ngày 9 tháng mười 1799 tại cửa Thị Nại - Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, thọ 58 tuổi.

Lễ táng Bá Đa Lộc được cử hành trọng thể do Nguyễn Phúc Ánh chủ tọa và đọc điếu văn. Một lăng mộ của Bá Đa Lộc được Nguyễn Phúc Ánh cho xây dựng trong khu vườn thuộc giáo phận Chí Hòa, thuộc tỉnh Gia Định, cách trung tâm thành phố khoảng ba cây số, sau này dân chúng gọi là Lăng Cha Cả. Nhưng có sách viết rằng lăng mộ chính của Bá Đa Lộc nằm ở cửa Thị Nại, Lăng Cha Cả trong nam chỉ là mộ vọng.

Năm 1801, hai năm sau khi Bá Đa Lộc qua đời, Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại được Phú Xuân, lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long ngày 2 tháng 5 năm 1802, rồi tận dụng thời cơ nhà Tây Sơn suy yếu sau cái chết của vua Quang Trung, tiến ra Bắc, đánh quân Tây Sơn tan rã, làm chủ đất nước từ nam chí bắc. (4)

Thời đại mười ba vua nhà Nguyễn bắt đầu

Và để trả thù, Nguyễn Phúc Ánh sai đào mộ Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc, giã hài cốt thành bột và bỏ xương sọ vào vò, giam cầm trong ngục tối, và tru diệt các tướng lãnh Tây Sơn, gây ra cái chết thảm thiết của vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi thị Xuân.

Bà Bùi Thị Xuân là một nữ tướng xuất sắc của vua Quang Trung, có tài luyện voi đánh giặc, được vua Quang Trung phong làm Đô Đốc, cùng chồng là Trần Quang Diệu, đã hết lòng phò tá Nguyễn Huệ, bị Nguyễn Phúc Ánh bắt năm 1802 cùng với chồng. Trần Quang Diệu bị Nguyễn Phúc Ánh xử lột da đến chết, bà Bùi thị Xuân, và đứa con gái nhỏ bị xử voi y cho đến chết.
Theo lịch sử Công giáo thì dưới thời vua Gia Long, Giáo Hội Công Giáo có 320.000 giáo dân, 119 Linh mục Việt Nam, 15 nhà truyền giáo ngoại quốc và 3 Giám mục. Ðiều đáng chú ý là tám mươi phần trăm các Linh mục và Giáo chức Việt Nam đều ở miền Bắc.

Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh mất ngày 19 tháng 12 năm 1820, thọ 58 tuổi, làm vua được 18 năm, có 31 người con.

Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, sanh năm 1791 tại Gia Định, con của Nguyễn Phúc Ánh và Bà Trần thị Đặng, lên làm vua lấy niên hiệu là Minh Mạng, chết năm 1840 thọ 49 tuổi, làm vua được 20 năm, để lại 142 người con.

Họ Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng cho đến Bảo Đại, chín chúa mười ba vua, đã in dấu ấn lịch sử gần bốn thể kỷ (từ 1558 cho đến 1955 là 397 năm).
Bảo Đại, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, vua cuối cùng của triều Nguyễn chết ngày 31 tháng bẩy năm 1997 tại Pháp, mộ chôn ở Paris.

Tro xương của Giám mục Bá Đa Lộc được đem về Pháp năm 1983 và cất giữ tại hầm mộ của Viện Giáo sĩ Truyền đạo nước ngoài Paris.

Sau này, khi Pháp xâm lược Việt Nam, họ viện dẫn hiệp ước Versailles 1787 để đòi triều đình Huế phải nhân nhượng điều này điều nọ. Nhưng hiệp ước Versailles không có giá trị pháp lý, vì triều đình Louis XVI đã không thực hiện các điều khoản cam kết để giúp Nguyễn Phúc Ánh (giả dụ là triều đình Pháp thực sự muốn giúp), và nhất là triều đình Louis XVI đã bị lật đổ hai năm sau đó (1789), trước khi Nguyễn Phúc Ánh đạt được mục đích của mình. Do đó, triều Nguyễn không có « nghĩa vụ » thi hành những điều khoản trong hiệp định Versailles 1787.


Bá Đa Lộc và Nguyễn Phúc Ánh

Năm 1780 sau khi Nguyễn Huệ rút đại quân về, các tướng họ Nguyễn lập Nguyễn Phúc Ánh làm chúa, chiếm lại Gia Định, lập triều đình, xây đắp lại thành Gia Định theo kiểu bát quái có
tám cửa xây bằng đá ong. Do đó vùng này gọi là Tân Triều.

Một quan hệ có tính cách thân hữu giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn Phúc Ánh nảy sinh ra từ giai đoạn này và Bá Đa Lộc được phép hoạt động trên các vùng do Nguyễn Phúc Ánh kiểm soát. Được các lực lượng phương Tây như Pháp, Bồ Đào Nha giúp sức, Nguyễn Phúc Ánh lại mạnh lên. Nguyễn Nhạc sai tướng vào đánh nhưng lại bị thua và mất thêm Bình Thuận.

Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ nam tiến, phá tan quân Nguyễn, giết chết cai cơ người Pháp là Manuel (Mạn Hoè). Nguyễn Phúc Ánh bị đánh bật ra khỏi đất Gia Định bỏ chạy về Hậu Giang. Anh em Tây Sơn chiếm lại Nam Bộ, sai người giao hảo với Chân Lạp (Campuchia) và đề nghị hợp tác đánh Nguyễn Phúc Ánh. Chân Lạp chia quân đón bắt được đoàn cầu viện Xiêm La của Nguyễn Phúc Ánh và suýt bắt được Nguyễn Phúc Ánh. Nguyễn Phúc Ánh trốn ra đảo Phú Quốc.

Bá Đa Lộc cũng phải chạy trốn sang Cao Miên cùng với chủng viện.

Cuối tháng 10-1782, sau khi anh em Tây Sơn rút quân về Quy Nhơn, Nguyễn Phúc Ánh dần dần chiếm lại được Gia Định và Saigon. Bá Đa Lộc đưa chủng viện về đặt tại họ đạo Mặc Bắc, Vĩnh Long. Ngày nay Mặc Bắc là một giáo xứ đông đảo trong địa bàn xã Long Thới, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, giáo phận Vĩnh Long.

Năm 1783 Chu Văn Tiếp lại từ Bình Thuận mang quân vào đánh chiếm được Sài Côn Gia Định và đón Nguyễn Phúc Ánh trở về.

Tháng 2.1783, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang quân nam tiến, Nguyễn Phúc Ánh bỏ chạy về Đồng Tuyên, đến Hà Tiên rồi trốn ra đảo Phú Quốc.

Tháng 8 năm 1783, quân Tây Sơn truy kích, Nguyễn Phúc Ánh chạy ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về Phú Quốc. Nhân có bão biển, Nguyễn Phúc Ánh chạy ra đảo Thổ Chu, rồi đầu năm 1784 tự mình sang Xiêm cầu viện.

Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem hai vạn thủy binh cùng ba trăm chiếc thuyền sang giúp. Ngoài ra còn có ba vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn.

Do tình hình ba vạn quân Trịnh đang rình rập ở phía bắc, ba vạn quân bô. Xiêm chực chờ ở phía tây, với hai vạn quân thủy Xiêm ở phía nam, Nguyễn Huệ ra quyết sách nhanh chóng, chủ yếu đánh tiêu diệt hai vạn quân chủ lực đường thủy của quân Xiêm. Sau khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần Rạch Gầm và Xoài Mút ở phía trên Mỹ Tho, rồi đánh một trận, tiêu diệt quân Xiêm vào tháng 1.1785.

Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút.

Quân Xiêm và Nguyễn Phúc Ánh thua to, chạy bộ về Xiêm Lạ Nguyễn Ánh một lần nữa chạy ra biển thoát thân.

Bá Đa Lộc cũng phải chạy trốn ra các hải đảo ở vịnh Xiêm Lạ

Chuyến đi Pháp của Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh

Mặc dù thất vọng vì không thuyết phục được Nguyễn Phúc Ánh theo đạo, nhưng trước tình hình nhà Tây Sơn cấm đạo nghiêm ngặt, và để cạnh tranh ảnh hưởng với các nhà truyền giáo đến từ Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, cho nên Bá Đa Lộc tiếp tục giúp đỡ quân Nguyễn Phúc Ánh qua cơn ngặt nghèo và đề nghị Nguyễn Phúc Ánh xin trợ giúp của triều đình Pháp. Nguyễn Phúc Ánh ưng thuận gởi Bá Đa Lộc làm sứ giả qua Pháp xin cầu viện và để làm tin, Nguyễn Phúc Ánh giao cho Bá Đa Lộc một dấu ấn của vương triều chúa Nguyễn và đem theo Hoàng tư? Cảnh, tên tục là Nguyễn Phúc Cảnh, năm tuổi rưỡi, sinh ngày 6 tháng 4 năm 1780 tại Gia Định, con của Nguyễn Phúc Ánh và bà Tống thị Lan, con gái quan Chưởng doanh Tống Phúc Khuông (sau được truy phong là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu).

Bá Đa Lộc, khi ấy 44 tuổi, khởi hành cùng với Hoàng tư? Cảnh vào tháng 2 năm 1785 để đến Pondichéry. Nhưng tại đây ông gặp khó khăn phải chờ hơn một năm mới tiếp tục đi Pháp được. Ông và Hoàng tư? Cảnh cập bến Lorient vào tháng 2 năm 1787.

Đoạn đường đi mất đúng hai năm.

Nhiều bộ trưởng của triều đình Louis XVI chống lại một sự can thiệp ở Đông Dương, nhưng các nhân vật quan trọng Công giáo ủng hộ đề nghị của Bá Đa Lộc. Vua Louis XVI tiếp Bá Đa Lộc tại triều đình vào ngày 5 hay 6 tháng 5 năm 1787, trước sự hiện diện của các bộ trưởng và các nhân vật quan trọng. Bá Đa Lộc trình bày tình hình Đông Dương và những quyền lợi về kinh tế thương mại, vật chất, cũng như về việc truyền đạo Thiên chúa qua sự thuận tình của nhà Nguyễn.

Chính ra, vua Louis XVI ngần ngại dấn thân vào một cuộc phiêu lưu quân sự tốn kém và nghi ngờ lợi ích sẽ thu hoạch được sau này, nếu đạt được mục đích quân sự. Một chi tiết đáng chú ý là thời ấy dân chúng đang oán ghét và dèm pha nặng nề ảnh hưởng chính trị của hoàng hậu Marie-Antoinette đối với triều đình vua Louis XVI và cách tiêu xài quá phung phí của bà, thí dụ như đề tài hoàng hậu mua một chuỗi kim cương đáng giá một triệu sáu trăm ngàn quan tiền vàng Pháp, trong khi các bộ trưởng đều than phiền là công quỹ quốc gia hao hụt trầm trọng.

Triều đình Louis XVI chấp thuận can thiệp, một hiệp ước giữa vua nước Pháp và vua nước VN (người Pháp gọi Nam Kỳ là Cochinchine) được ký kết bởi công tước Montmorin, bộ trưởngcủa vua Louis XVI và Giáo sĩ Bá Đa Lộc tại Versailles ngày 28 tháng 11 năm 1787. Theo hiệp ước này, nước Pháp giúp Nguyễn Phúc Ánh giành lại ngai vàng, ngược lại, nhà Nguyễn nhượng tuyệt đối cho Pháp cửa bê? Đà Nẵng, Côn Đảo và độc quyền thương mại tại VN.

Tại Bắc Hà, từ năm 1782, khi Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm chết, Thế tư? Trịnh Cán được lập làm Điện Đô vương, ho. Trịnh ngày càng suy yếu.

Năm 1786, lúc Bá Đa Lộc và Hoàng tư? Cảnh còn lênh đênh trên biển, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc cử làm tổng chỉ huy cùng Nguyễn Lữ đánh ra Bắc với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”, Quân Trịnh rệu rã bỏ trốn. Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải, Trịnh Tông tự sát. Xem như nhà Trịnh từ đó bị tiêu diệt.

Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển tông. Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.

Tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Nguyễn Huệ lập Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, lấy hiệu là Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam. Giữa năm 1787, Nguyễn Ánh từ Xiêm quay trở lại Gia Định. Nguyễn Lữ yếu thế phải rút về Quy Nhơn.

Trở về VN

Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh lên đường về Đông Dương ngày 27 tháng 12 năm 1787 trên chiến thuyền La Dryade.

Nhưng vì sự cản trở của các thế lực của chính quyền Pondichéry do công tước Conway lãnh đạo, và sự rối rắm của triều đình Louis XVI, nước Pháp đã không gởi quân cứu viện như đã hứa.

Bị bỏ rơi, nhưng Bá Đa Lộc không tự bỏ rơi.

Với số tiền 15.000 quan tiền vàng của gia đình và bạn bè cho ông, cộng thêm sự giúp đỡ của các thế lực thương mại, ông thực hiện điều mà triều đình Pháp không muốn thực hiện. BáĐa Lộc mua vũ khí, súng ống, đạn dược, chiến thuyền và mộ binh để giúp Nguyễn Phúc Ánh.

Khi ấy, Nguyễn Huệ phải giải quyết vấn đề chuyên quyền của Nguyễn Hữu Chỉnh và sau đó của Vũ Văn Nhậm, giết Chỉnh và Nhậm, rồi lại rút quân về Phú Xuân.

Trong Nam, Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại được thành Gia Định.

Cuối năm 1788 đang chuẩn bị đánh Nguyễn Phúc Ánh thì Nguyễn Huệ được tin vua Càn Long nhà Thanh nghe lời Lê Chiêu Thống cầu viện, sai Tôn Sĩ Nghị mang 29 vạn quân tiến vào biên giới chiếm đóng Thăng Long. Các tướng giữ Bắc Hà của ông lui về giữ Biện Sơn cố thủ. Nghe tin báo, Nguyễn Huệ quyết định chọn cách đánh thần tốc để chống quân nhà Thanh, đội tiếng phù nhà Lê để xâm lăng.

Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế kỷ nguyên là Quang Trung ngày 25 tháng 11 năm 1788, rồi ngày 22 tháng 12 năm 1788 (25 tháng 11 năm Mậu Thân) xuất quân tiến ra Bắc Hà, truyền hịch hẹn ba quân là ngày mồng bẩy Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn tết ở Thăng Long.

Đêm mồng bốn Tết Kỷ Dậu 1789, cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, bị giết hàng vạn. Tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành mười ba gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là Gò Đống Đa.

Sáng mồng năm Tết Kỷ Dậu 1789, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi.

Tôn Sĩ Nghị sợ hãi đã bỏ chạy trước. Lê Chiêu Thống cũng chạy theo Tôn Sĩ Nghị thoát sang bên kia biên giới. Trưa mồng năm Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long.

Chỉ trong vòng sáu ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh. Hai trận chiến, trận Rạch Gầm – Xoài Mút chống quân Xiêm phía Nam và trận đại phá quân Thanh Ngọc Hồi – Đống Đa, ghi nên những trang sử oai hùng của nhà Tây Sơn.

Trong khi đó tại Pháp, cuộc phá ngục Bastille xảy ra ngày 14 tháng bẩy 1789 đã mở đầu cho cuộc cách mạng đặt nền móng cho một chính thể dân chủ, mà hiện nay ngày 14.07 vẫn là ngày lễ trọng đại của nước Pháp.

Mười ngày sau đó, ngày 24 tháng 7 năm 1789 Bá Đa Lộc và Hoàng tư? Cảnh trên chiến thuyền Méduse cùng với khoảng ba trăm thủy quân, tám mươi pháo binh và năm mươi phụ binh người da đen, cập bến Bãi Dừa, Cap Saint-Jacques (Vũng Tàu) .

Như thế là Bá Đa Lộc và Hoàng tư? Cảnh đã mất bốn năm rưỡi để đi Pháp và về VN.

Trong khi đó, tại Pháp, sau sự kiện cuộc cách mạng năm 1789, vua Louis XVI và gia đình tìm cách trốn ra nước ngoài nhưng không thành.

Ngày 10 tháng 8 năm 1792 vua Louis XVI bị bắt tại cung điện Tuileries và bi. Quốc Hội kết tội phản bội chính thể tự do, với 387 phiếu thuận và 334 phiếu chống án tử hình. Ngày 21 tháng 1 năm 1793 đao phu? Sanson chém rơi đầu vua Louis XVI tại quảng trường Cách Mạng, ngày nay là quảng trường Concorde tại Paris. Mười tháng sau đó, hoàng hậu Marie-Antoinette lên máy chém ngày 16 tháng 10 năm 1793 cũng tại quảng trường Cách Mạng.

Thời vận Nguyễn Phúc Ánh đã đến

Bấy giờ Nguyễn Phúc Ánh đã tái chiếm Gia Định, từ năm 1788.

Tình hình đã thay đổi thuận lợi, Bá Đa Lộc chuyển chủng viện từ Xiêm về Đàng Trong và chọn địa điểm là Lái Thiêu làm trung tâm của giáo phận Đàng Trong, lập Tòa Giám mục.

Tháng 6.1792, Bá Đa Lộc chuyển chủng viện ra Tân Triều, kinh đô mới của Nguyễn Ánh tại Đồng Nai.

Nguyễn Phúc Ánh ban cho Bá Đa Lộc một đội ngự lâm quân gồm 200 người và đặt Bá Đa Lộc là Đặc ủy viên của vua Pháp, làm cố vấn chiến tranh kiêm ngoại giao. Khoảng hai mươi sĩ quan Pháp, và hơn ba trăm năm mươi thủy binh, pháo binh tình nguyện ở lại huấn luyện quân lính và thủy quân VN, xây dựng thành lũy theo hệ thống của Vauban.

Nhiều người trở thành quan dưới trướng Gia Long và được đặt tên Việt, như Jean Marie Dayot (Ông Trí) lãnh đạo đội thủy quân, Philippe Vannier (Ông Chấn) chỉ huy chiến thuyền le Dong Nai, De Forsans (Ông Lăng) chỉ huy chiến thuyền L‘Aigle, Jean-Baptiste Chaigneau chỉ huy chiến thuyền le Dragon, Julien Girard de l‘Isle-Sallé chỉ huy chiến thuyền Le prince de la Cochinchine, Laurent Barisy (Ông Mân) coi về huấn luyện, Olivier de Puymanel (Ông Tín) chỉ huy bộ binh, pháo binh và phụ trách xây thành, Desperles và Despiau, hai nhà giải phẫu vàbác sĩ quân đội phụ trách về sức khỏe và thương binh, Theodore Lebuen, Guilloux.

Vào năm 1792, Nguyễn Nhạc đóng nhiều tàu thuyền ở cửa Thị Nại để nam tiến. Nhưng lúc đó là mùa gió nồm, thuận gió cho quân nam ra, Nguyễn Phúc Ánh thừa dịp cùng quân Pháp, Bồ Đào Nha đánh úp cửa Thi Nại, đốt cháy nhiều thuyền chiến của Tây Sơn. Nguyễn Nhạc phải thu quân về Quy Nhơn.

Trước sự kiện này, Nguyễn Huệ chuẩn bị huy động hơn hai mươi vạn quân thuỷ bộ, chia làm ba đường đánh Nguyễn Phúc Ánh. Chính các giáo sĩ Pháp giúp Nguyễn Phúc Ánh lúc đó cũng rất lo lắng và dự liệu Nguyễn Phúc Ánh khó lòng chống lại được Tây Sơn trận này.

Tuy nhiên, cái chết đột ngột của vua Quang Trung Nguyễn Huệ vào tháng 9 năm 1792 khiến kế hoạch nam tiến này không bao giờ trở thành hiện thực.

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ sinh năm 1753, (sinh trước Nguyễn Phúc Ánh chín năm) mất ngày 15 tháng 9 năm 1792, thọ 39 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Võ Hoàng Đế.

Thời đại hiển hách vủa vua Quang Trung chỉ kéo dài từ năm khởi nghĩa 1771 cho đến năm 1792 là được hai mươi mốt năm, làm vua được gần bốn năm.

Năm 1799, Bá Đa Lộc lâm bịnh nặng trong khi hộ tống Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm Quy Nhơn, trung tâm của nhà Nguyễn Tây Sơn. Sau hai tháng lâm bệnh, ông mất ngày 9 tháng mười 1799 tại cửa Thị Nại – Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, thọ 58 tuổi.

Lễ táng Bá Đa Lộc được cử hành trọng thể do Nguyễn Phúc Ánh chủ tọa và đọc điếu văn. Một lăng mộ của Bá Đa Lộc được Nguyễn Phúc Ánh cho xây dựng trong khu vườn thuộc giáo phận Chí Hòa, thuộc tỉnh Gia Định, cách trung tâm thành phố khoảng ba cây số, sau này dân chúng gọi là Lăng Cha Cả. Nhưng có sách viết rằng lăng mộ chính của Bá Đa Lộc nằm ở cửa Thị Nại, Lăng Cha Cả trong nam chỉ là mộ vọng.

Năm 1801, hai năm sau khi Bá Đa Lộc qua đời, Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại được Phú Xuân, lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long ngày 2 tháng 5 năm 1802, rồi tận dụng thời cơ nhà Tây Sơn suy yếu sau cái chết của vua Quang Trung, tiến ra Bắc, đánh quân Tây Sơn tan rã, làm chủ đất nước từ nam chí bắc. (4)

Thời đại mười ba vua nhà Nguyễn bắt đầu

Và để trả thù, Nguyễn Phúc Ánh sai đào mô. Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc, giã hài cốt thành bột và bỏ xương sọ vào vò, giam cầm trong ngục tối, và tru diệt các tướng lãnh Tây Sơn, gây ra cái chết thảm thiết của vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi thị Xuân.

Bà Bùi Thị Xuân là một nữ tướng xuất sắc của vua Quang Trung, có tài luyện voi đánh giặc, được vua Quang Trung phong làm Đô Đốc, cùng chồng là Trần Quang Diệu, đã hết lòng phò tá Nguyễn Huệ, bi. Nguyễn Phúc Ánh bắt năm 1802 cùng với chồng. Trần Quang Diệu bi. Nguyễn Phúc Ánh xử lột da đến chết, bà Bùi thị Xuân, và đứa con gái nhỏ bị xử voi giầy cho đến chết.

Theo lịch sử Công giáo thì dưới thời vua Gia Long, Giáo Hội Công Giáo có 320.000 giáo dân, 119 Linh mục VN, 15 nhà truyền giáo ngoại quốc và 3 Giám mục. Điều đáng chú ý là tám mươi phần trăm các Linh mục và Giáo chức VN đều ở miền Bắc.

Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh mất ngày 19 tháng 12 năm 1820, thọ 58 tuổi, làm vua được 18 năm, có 31 người con.

Hoàng tư? Nguyễn Phúc Đảm, sanh năm 1791 tại Gia Định, con của Nguyễn Phúc Ánh và Bà Trần thị Đặng, lên làm vua lấy niên hiệu là Minh Mạng, chết năm 1840 thọ 49 tuổi, làm vua được 20 năm, để lại 142 người con.

Họ Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng cho đến Bảo Đại, chín chúa mười ba vua, đã in dấu ấn lịch sử gần bốn thể kỷ (từ 1558 cho đến 1955 là 397 năm).

Bảo Đại, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, vua cuối cùng của triều Nguyễn chết ngày 31 tháng bẩy năm 1997 tại Pháp, mộ chôn ở Paris.

Tro xương của Giám mục Bá Đa Lộc được đem về Pháp năm 1983 và cất giữ tại hầm mộ của Viện Giáo sĩ Truyền đạo nước ngoài Paris.

Sau này, khi Pháp xâm lược VN, họ viện dẫn hiệp ước Versailles 1787 để đòi triều đình Huế phải nhân nhượng điều này điều nọ. Nhưng hiệp ước Versailles không có giá trị pháp lý, vì triều đình Louis XVI đã không thực hiện các điều khoản cam kết để giúp Nguyễn Phúc Ánh (giả dụ là triều đình Pháp thực sự muốn giúp), và nhất là triều đình Louis XVI đã bị lật đổ hai năm sau đó (1789), trước khi Nguyễn Phúc Ánh đạt được mục đích của mình. Do đó, triều Nguyễn không có “nghĩa vụ ” thi hành những điều khoản trong hiệp định Versailles 1787.

Còn Hoàng tử Cảnh?

Năm 14 tuổi (1792) Hoàng tử Cảnh đượclập làm Đông Cung, phong chức Nguyên Súy Quận Công. Năm 1797, Hoàng tư? Cảnh theo cha đi đánh quân Tây Sơn ở Qui Nhơn.

Vua Gia Long đặt Bá-Đa-Lộc là Sư Phó, Ngô Tòng Chu làm Phụ đạo, và các thầy học khác, trong số này có Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Phó tướng Tả quân Phạm văn Nhân, Đốc học Nguyễn Thái Nguyên, Nguyễn Gia Cát, Tiến sĩ nhà Lệ

Ảnh hưởng của Bá Đa Lộc lên Hoàng Tử Cảnh không phải là nhỏ, vì Hoàng Tử Cảnh ăn ở chung sống với Bá Đa Lộc nhiều năm, được Bá Đa Lộc dậy dỗ theo đạo Thiên Chúa, cho nên có cảm tình với người Tây Dương, ra mặt che chở cho tất cả những người Âu, bảo vệ cho đạo Thiên Chúa.

Khi ở bên Pháp, Hoàng tư? Cảnh được Hoàng Hậu Marie Antoinette cho sửa đổi lại trang phục, thay thế quần lĩnh áo the và khăn vấn, và sai họa sĩ vẽ tranh kỷ niệm.

Ngày 20 tháng 3 năm 1801, sau khi lấy được Thị nại, Hoàng Tử Cảnh mắc bệnh đậu mùa, mất năm 22 tuổi, chỉ hai năm sau khi Bá Đa Lộc qua đời, an táng ở Bình Định, năm 1809 cải táng về Dương-xuân, và được truy tụng là Anh Duệ Hoàng Thái Tử.

Hoàng Tử Cảnh kết duyên với Tống thị Quyên, sinh được hai con trai là Mỹ Đường và Mỹ Thùy. Năm Gia-Long thứ 16 (1818), phong cho Mỹ Đường là Ứng Hòa Công, Mỹ Thùy là Thái Bình Công.

Sau khi Hoàng Tử Cảnh qua đời, có người tố cáo Mỹ Đường thông gian với mẹ đẻ là Tống thị Quyên. Lê văn Duyệt tâu kín. Vua Minh-Mệnh sai bắt người vợ của Hoàng Tử Cảnh giao cho Lê văn Duyệt dìm chết và cấm Mỹ Đường không được chầu hầu. Năm 1824 Nguyễn Phúc Mỹ Đường dâng sớ nói có bệnh, xin nộp trả sách và ấn, về ở nhà riêng, làm thứ dân.

Năm 1826, Nguyễn Phúc Mỹ Thùy bị quân lính ở Dực Chấn kiện, sắp giao xuống cho đình thần nghị tội thì bị bệnh chết, không có con (có sách viết ông có một con gái).

Cuối cùng, con trai của Mỹ Đường, Nguyễn Phúc Lệ Trung, bị bỏ tước hiệu Ứng Hòa Công, giáng xuống là Thái Bình Hầu.

Kỳ Ngoại Thái Bình Hầu Cường Để tên húy là Nguyễn Phúc Vân, đích tôn dòng Hoàng Tử Cảnh, đời thứ sáu kể từ vua Gia Long (Mỹ Duệ Anh Cường Tráng…), được Phan Bội Châu tôn làm Minh chu? Việt-Nam Quang Phục Hội, và giúp Cường Để xuất du, sang Nhật hoạt động (1906).

France, Xuân Đinh Hợi 2007

Tôi chỉ là người học sử, nếu có sai sót xin vui lòng chỉ giáo.
Xin cảm ơn trước.

Chú thích :
(1) Quan tiền Pháp đầu tiên trong lịch sử nước Pháp là “quan cỡi ngựa” (Franc à cheval) từ thế kỷ thứ XIV vì có in hình vua Jean le bon (1350-1364) cỡi ngựa, bằng vàng nhuyễn nặng từ 3,8 đến 3,9g, tương đương với một chỉ vàng ròng hiện nay. Sau đó, vua Charles V (1364-1380) ấn định chính xác một quan Pháp nặng 3,826g. Đồng quan này được gọi là “quan đi bộ” (Franc à pied) vì in hình vua đứng trên ngai vàng có phủ trướng. Năm 1785 vua Louis XVI ấn định đơn vị tiền tệ một quan vàng (gọi là 1 livre tournois) nặng 0,29g vàng ròng, còn một quan bạc (gọi là 1 livre) thì nặng 4,45g bạc ròng. Từ năm 1879 đến năm 1928 một quan vàng Pháp được ấn định nặng 0,3225g, nhưng tiền vàng dần dần được thay thế bằng
tiền giấy kể từ năm 1914, khi Đệ nhất thế chiến bắt đầu.
(2) Người bạn Pháp đi cùng với tôi mang ba tên: tên của ông nội là tên chính của anh ta, tên một người chú chết trận khi còn trẻ tuổi và tên chạ
(3) Giáo sĩ Đắc Lộ Alexandre de Rhodes, con của Bernardin de Rhodes và bà Jeanne de Tolède, sinh ngày 15 tháng 1 năm 1591, qua đời ngày 05 tháng 11 năm 1660 tại Isfahan, Ba Từ (Persian), cho nên không thể nhầm lẫn với Giáo sĩ Bá Đa Lộc sanh năm 1741, tức là 81 năm sau.
(4) Các quốc hiệu chính thức của VN theo dòng lịch sử là Văn Lang , Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt ( từ thời nhà Đinh năm 968 đến đời vua Lý Thánh Tông năm 1054), Đại Việt ( từ thời nhà Lý đến năm 1804 , nhưng không liên tục vì nhà Hồ đổi thành Đại Ngu năm 1400, cho đến khi nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho VN, quốc hiệu của VN đổi lại thành Đại Việt. Nhà Nguyễn Tây Sơn cũng gọi tên nước là Đại Việt. VN được Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh ban hành là quốc hiệu chính thức. Nhà Thanh chính thức tuyên phong tên VN năm 1804. Theo các tác giả nghiên cứu khác thì tên gọi “VN” đã xuất hiện từ thế kỷ 14. Qua thế kỷ 15 hai chữ “VN” được tìm thấy trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi (1380-1442) và của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Vua Minh Mạng công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu Đại Nam tồn tại đến năm 1945.