Tuesday, April 27, 2010

Trần Khiêm: Một khía cạnh khác trong sự kiện (VGCS) “Giải Phóng Miền Nam”

Ảnh của Trần Khiêm: Một khía cạnh khác trong sự kiện “Giải Phóng Miền Nam”

2010-04-24

Trong 35 năm qua, tuy đã có khá nhiều tài liệu, phim, ảnh liên quan đến giai đoạn cuối của cuộc chiến giữa hai miền Nam – Bắc được các bên có liên quan công bố, song người ta tin rằng, vì nhiều lý do, vẫn còn nhiều tài liệu, phim, ảnh khác về giai đoạn này chưa được bạch hóa.




Photo by Trần Khiêm

Dân chúng quá sợ cộng sản qua sự kiện Tết Mậu Thân đã bỏ chạy khi thấy các đơn vị quân đội rút khỏi Huế

Một trong những nguồn tư liệu thuộc dạng đó là bộ ảnh khoảng 200 tấm của ông Trần Khiêm, từng là cựu phóng viên của hãng truyền hình CBS và hãng ABC News của Hoa Kỳ tại Việt Nam, trước tháng 4 năm 1975.

Dân chúng quá sợ cộng sản qua sự kiện Tết Mậu Thân đã bỏ chạy khi thấy các đơn vị quân đội rút khỏi Huế

Một trong những nguồn tư liệu thuộc dạng đó là bộ ảnh khoảng 200 tấm của ông Trần Khiêm, từng là cựu phóng viên của hãng truyền hình CBS và hãng ABC News của Hoa Kỳ tại Việt Nam, trước tháng 4 năm 1975.

Bộ ảnh vừa kể ghi lại những hình ảnh liên quan đến sự kiện Quân Đoàn 1 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cũng như dân chúng rút khỏi Huế và Đà Nẵng hồi cuối tháng 3 năm 1975, để rồi một tháng sau đó tới lượt Sài Gòn thất thủ.

Nhân dịp ông Trần Khiêm, 78 tuổi, quyết định trưng bày bộ ảnh này tại nhật báo Việt Herald, Nam California, Trân Văn đã phỏng vấn ông Trần Khiêm...

Hình ảnh về một sự thật khác

Đã có khá nhiều bài viết, tài liệu, thậm chí tiểu thuyết, tường thuật về cuộc triệt thoái của quân đội và dân chúng miền Nam khỏi Huế, rồi Đà Nẵng hồi hạ tuần tháng 3 năm 1975, song phim, ảnh ghi lại các diễn biến liên quan đến sự kiện này không nhiều. Cũng vì vậy, bộ ảnh của ông Trần Khiêm trở thành đặc biệt.

Bộ ảnh khắc họa chi tiết Huế ra sao khi cuộc triệt thoái diễn ra và Đà Nẵng hỗn loạn, ngổn ngang thế nào vào những ngày cuối cùng của tháng 3 năm 1975.

Một phần chạy về cửa Thuận An để tàu hải quân đón về Đà Nẵng, một phần thì đi thuyền, đi ghe vào Đà Nẵng, một phần nữa - phần chính là dân chúng rút về Đà Nẵng tị nạn qua con đường đèo Hải Vân.

Ông Trần Khiêm

Bộ ảnh này cho thấy một điểm đáng chú ý là trong cuộc triệt thoái đó, không chỉ có quân đội Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Huế và Đà Nẵng. Đi theo họ còn rất đông thường dân. Việc hàng chục ngàn người cả lính lẫn dân ngồi xe, đi bộ, gồng gánh tài sản, con cái, thậm chí dắt cả trâu bò rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả ông bà, cha mẹ, nói lên nhiều điều mà bút mực không thể diễn đạt thấu đáo.

Bộ ảnh còn minh họa các thảm cảnh xảy ra tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng vào những ngày cuối cùng của tháng 3 năm 1975, vốn đã được nhiều bài viết, tài liệu, tiểu thuyết đề cập. Sau khi xem qua bộ ảnh này, chúng tôi đã đề nghị ông Trần Khiêm, tác giả bộ ảnh, dành cho thính giả của Đài Á Châu Tự Do ít phút:


Trân Văn: Ông đã thấy những gì vào thời điểm Quân Đoàn I phải bỏ Huế để rút vào Đà Nẵng?

Ông Trần Khiêm: Sự thật mà nói thì dân chúng và quân đội rất ngạc nhiên không hiểu tại sao.

Trước khi rút thì tôi có gặp Trung tướng Ngô Quang Trưởng một lần với ông Phó lãnh sự Mỹ ở Đà Nẵng. Trung tướng có nói rằng: “Chúng tôi không để mất Đà Nẵng vì chúng tôi có lệnh giữ từ đèo Hải Vân về phía Nam”. Ông hỏi tôi là: “Sao, có đi không?”. Tôi nói: “Nếu mà Trung tướng ở lại thì chắc tôi cũng phải ở lại”... nhưng mà

Phóng viên Trần Khiêm-1974
Phóng viên Trần Khiêm-1974
không ngờ mất nhanh đến thế!

Khi Trung tướng về Đà Nẵng rồi thì đến ngày 20 dân chúng Huế bắt đầu tán loạn, mạnh người nào người đó đi. Tôi nghĩ do Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù rút ra khỏi Huế nên dân chúng hoảng hốt mà chạy theo. Một phần chạy về cửa Thuận An để tàu hải quân đón về Đà Nẵng, một phần thì đi thuyền, đi ghe vào Đà Nẵng, một phần nữa - phần chính là dân chúng rút về Đà Nẵng tị nạn qua con đường đèo Hải Vân.


Trân Văn: Ông nói dân chúng là tất cả dân chúng hay một phần dân chúng?

Ông Trần Khiêm: Tôi không xác nhận được. Những vùng ở thôn quê thì người ta không di tản nhưng mà thành phố Huế thì di tản 100%. Bằng chứng là tôi đã ghi nhận được bằng hình ảnh thành phố Huế bỏ trống.


Trân Văn: Thưa ông, ở thời điểm đó, phía bên kia đánh vào Huế chưa, hay cuộc rút lui bắt đầu do Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến rút ra khỏi Huế?

Ông Trần Khiêm: Lý do dân chúng hoảng hốt, dân chúng chạy vì Thủy Quân Lục Chiến với Nhảy Dù đã bỏ thành phố Huế mà rút đi trước.

Bóng ma trong quá khứ

Trân Văn: Trước đó, vào thời điểm đó và sau này, người ta vẫn nói rằng cuộc chiến do miền Bắc khởi xướng là cuộc chiến Giải Phóng Miền Nam, chống xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, thế thì tại sao dân chúng, vốn dĩ là đối tượng được giải phóng lại bỏ đi như thế?

Ông Trần Khiêm: Theo thiển ý của tôi, tôi nghĩ cái đó rất là phức tạp. Ngày đó có một phần dân chúng chờ đón Việt Cộng, một phần thì sẵn sàng chạy. Hai phe rõ ràng như vậy nhưng mà phe ở thành phố, phe mà người ta đi một cách mạnh mẽ là vì ảnh hưởng của Mậu Thân (1968).


Trân Văn: Điều gì đã xảy ra vào thời điểm Mậu Thân ở tại Huế?

Ông Trần Khiêm: Quân giải phóng đã giết nhiều người quá thành ra dân chúng sợ. Dân chúng sợ đến nỗi nghe nói chạy là chạy thôi, chẳng cần suy nghĩ nữa, tại vì những người còn sống sau Mậu Thân ở Huế thì sống một cách là sợ hãi, chết lúc nào không biết, giống như là đàn anh, đàn chị, đàn cha của họ đã bị chết đó nên họ sợ lắm.

Trân Văn: Số người chết năm Mậu Thân tại Huế khoảng bao nhiêu?

Ông Trần Khiêm: Theo người ta đồn miệng thì là 12.000 người nhưng mà theo tài liệu, báo chí thì vào khoảng 7.000 người.


Fact box
- Chiến dịch Mùa Xuân 1975 bắt đầu từ ngày 4 tháng 1 và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Mặt trận Huế-Đà Nẵng bắt đầu từ 21 tháng 3 đến 29 tháng 3.
- Có khoảng 587.000 thường dân Việt Nam chết trong cuộc chiến.

Trân Văn: Họ chết như thế nào?

Ông Trần Khiêm: Việt Cộng dẫn họ ra bãi cát và bắt họ tự đào hầm, lấy dao chặt đầu với lấy cuốc đánh vào đầu trước khi đạp xuống hố. Người nhà đi kiếm, đi ngang qua đó nghe dưới hầm rên và đất rung lên.


Trân Văn: Ông có mặt tại Huế vào năm 1968?

Ông Trần Khiêm: Tôi có mặt ở Huế vào sáng Mùng 2 Tết 1968, lúc đang đánh nhau.

Mọi người đổ xô ra biển để theo tàu vào Đà Nẵng. Photo by Tran  Khiem
Mọi người đổ xô ra biển để theo tàu vào Đà Nẵng. Photo by Tran Khiem

Trân Văn: Đó là sau khi cuộc thảm sát đã diễn ra hay cuộc thảm sát đang diễn ra?

Ông Trần Khiêm: Sau khi cuộc thảm sát đã diễn ra rồi tôi mới tới.


Trân Văn: Thời điểm 1968 ông đến Huế vì lý do gì?

Ông Trần Khiêm: Vì là phóng viên được chỉ định đi.


Trân Văn: Như vậy cuộc thảm sát Tết Mậu Thân là chuyện có thật?

Ông Trần Khiêm: Một trăm phần trăm có thật. Khi đào xác lên tôi còn quay phim, chụp hình được nữa.


Trân Văn: Theo ông thì sự kiện dân chúng Huế bỏ xứ vào Nam là có nguyên nhân sâu xa từ những ấn tượng kinh hoàng mà họ đã từng chứng kiến, đã từng biết vào năm 1968?

Ông Trần Khiêm: Thưa ông đúng vậy, chắc chắn 100% lòng dân Huế là như vậy đó.


Trân Văn: Ông là người Huế?

Ông Trần Khiêm: Tôi là người Huế.

Thà chết chứ không muốn được “giải phóng”

Trân Văn: Thưa ông, bây giờ quay trở lại với sự kiện năm 1975, khi mà lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến rút khỏi Huế, người dân đi theo như thế nào? Ông đã thấy những gì?

Ông Trần Khiêm: Đa số dân đi theo Thủy Quân Lục Chiến, với Dù, với quân đội là mượn đường để đi theo lính. Sự thật thì họ cũng chẳng muốn đi theo lính vì đi theo lính có thể bị phục kích nhưng mà họ phải theo, coi như lính mở đường cho dân chúng đi.


Trân Văn: Trong những tấm ảnh ông chụp ở thời điểm đó, tôi thấy có khá nhiều phụ nữ, khá nhiều trẻ em bị thương và bị chết. Tại sao họ lại bị thương và bị chết?

Ông Trần Khiêm: Lúc đó khi dân chúng chạy lẫn lộn với lính. Sự thật là lính chạy thì dân chạy theo. Họ đi không định hướng hoặc phải đi bao nhiêu ngày hoặc phải đi như thế nào, đường mở rồi là đi thôi nhưng mà không ngờ là Việt Cộng chận lính.

Quân giải phóng đã giết nhiều người quá thành ra dân chúng sợ.

Ông Trần Khiêm


Trân Văn: Trên đường ông đi từ Huế vào Đà Nẵng cùng với lính và dân thì có khoảng bao nhiêu cuộc phục kích đã xảy ra?

Ông Trần Khiêm: Tôi chứng kiến được hai cuộc phục kích, một xảy ra ở Đá Bạc, Huế, trước khi lên đèo. Cuộc phục kích chớp nhoáng thôi nhưng cũng làm thiệt hại một số lính Thủy Quân Lục Chiến và một số dân. Rồi hai ngày hôm sau, khi mà đoàn quân bắt đầu xuống đèo Hải Vân thì...


Trân Văn: Đoàn quân hay đoàn người ?

Ông Trần Khiêm: Đoàn người! Cả lính và dân cùng đi, gần xuống đèo Liên Chiểu thì bị pháo kích và họ bắt đầu tấn công thêm một lần nữa. Lần này là lần lớn nhứt, thành ra các vị đã thấy trong hình, đàn bà, trẻ con và lính chết cũng khá nhiều.


Trân Văn: Như vậy là họ pháo vào đoàn người bằng đại bác và tấn công trực diện bằng bộ binh?

Ông Trần Khiêm: Họ không dùng đại bác nhưng mà họ dùng mortier (súng cối) 82mm, 81mm và B-40.


Trân Văn: Bắn trực diện vào đoàn người?

Ông Trần Khiêm: Bắn trực diện. Họ ở hai bên đèo, đoàn người đang đi ở giữa đường, thành ra khó chống đỡ lắm.


Trân Văn: Nạn nhân chủ yếu sau những cuộc phục kích đó là ai? Là lính hay là dân?

Ông Trần Khiêm: Là lính. Họ không nghĩ là giết dân. Họ muốn chặn dân ở lại thôi, họ không cho đi theo lính hoặc là không muốn bỏ trống thành phố, tại vì họ nghĩ rằng, nếu chiếm được đất mà không chiếm được người thì cũng vô ích thôi. Nên chi cả hai trận đánh đó mục đích là chận dân lại ở với họ thôi.


Trân Văn: Thế còn Đà Nẵng thì sao? Khi đoàn người rút về đến Đà Nẵng thì tình hình Đà Nẵng vào thời điểm đó như thế nào?

Ông Trần Khiêm: Khi mà lính vào Đà Nẵng thì thành phố rất là hỗn loạn, đông nghịt người. Người nào cũng biết là thế nào cũng mất Đà Nẵng rồi thành ra người nào cũng lo kiếm phương tiện.

Từ ngày 25 cho tới 28, sân bay Đà Nẵng là một sự lộn xộn không thể nói được. Một phần thì pháo kích, một phần thì dân chúng đổ xô vào sân bay, máy bay không đáp được. Một lần máy bay đáp được thì coi như máy bay bị ăn cướp, người ta tha hồ dắt nhau lên, đến nỗi có nhiều người kẹp vào chân máy bay để ra đi.

Còn thuyền thì như là thương thuyền Trường Thành, dân chúng tràn lên không ai có thể cản được, đến nỗi con thuyền nghiêng gần chìm, quan tàu phải nói, một là bỏ con thuyền, hai là quý vị muốn chạy thì phải bớt người xuống. Những người nào không lên được thì chịu thôi.


Trân Văn: Trong tình trạng hỗn loạn đó thì nạn nhân chủ yếu là đối tượng nào?

Ông Trần Khiêm: Lúc đó thì cả dân và cả lính giống nhau.


Trân Văn: Hồi nãy, trong phần đầu cuộc trò chuyện, ông có nói, sở dĩ dân chúng thành phố Huế bỏ đi vì họ bị ám ảnh bởi cuộc thảm sát đã từng xảy ra vào Tết Mậu Thân, năm 1968, Đà Nẵng thì chưa từng có cuộc thảm sát nào như thế. Vậy tại sao dân chúng Đà Nẵng cũng muốn bỏ đi để dẫn đến tình trạng là mọi người tranh giành nhau phương tiện, nhằm tìm cách thoát ra khỏi Đà Nẵng?

Ông Trần Khiêm: Miền Trung có sự liên hệ dây chuyền: Huế - Đà Nẵng - Quảng Trị. Ví dụ như năm 1972, Quảng Trị mất thì dân chúng Quảng Trị dồn vô Huế. Bây giờ Huế mất thì dân chúng Huế dồn vô Đà Nẵng. Đà Nẵng cũng nhiều rồi mà dồn thêm cả hai tỉnh miền Trung là cả Huế cả Quảng Trị thì là quá nhiều rồi, thành ra vì lẽ đó ...


Trân Văn: Nói chung, theo ông sở dĩ cuộc di tản trở thành hỗn loạn, sở dĩ có tình trạng người ta giành giật phương tiện để thoát ra khỏi Đà Nẵng là vì người ta sợ phải sống chung, sợ sự hiện diện của quân đội Bắc Việt?

Ông Trần Khiêm: Cái đó thì tôi không khẳng định, tôi không dám nói nhưng mà hầu hết là người ta sợ chuyện sẽ xảy ra lần thứ hai như Mậu Thân.

Một phần thì pháo kích, một phần thì dân chúng đổ xô vào sân bay, máy bay không đáp được. Một lần máy bay đáp được thì coi như máy bay bị ăn cướp, người ta tha hồ dắt nhau lên, đến nỗi có nhiều người kẹp vào chân máy bay để ra đi.

Ông Trần Khiêm

Trân Văn: Trong những ảnh ông chụp và là những tấm ảnh lần đầu được công bố, người ta thấy bãi biển Mỹ Khê ở Đà Nẵng rất hỗn loạn và sau đó thì hết sức ngổn ngang.


Điều gì là ấn tượng đậm nhất cho ông trong giai đoạn cuối tháng 3 năm 1975?

Ông Trần Khiêm: Sự kiện làm cho tôi khủng khiếp nhứt, không làm sao tôi quên được là từ ngày 28 cho đến ngày 29 tháng 3, tôi chứng kiến trẻ con và dân chúng rớt xuống sông nhiều quá, khi giành nhau để leo lên con thuyền. Họ rớt xuống sông trong đêm tối và nước chảy xiết quá, rồi trôi mất, người ta chỉ đứng trên tàu khóc lóc và la ó thôi chứ không làm gì được cả.

Vào lúc 2 giờ 30 chiều ngày 28, con tàu bắt đầu rời bến mang theo 12.000 người đi về Nam ...


Trân Văn: Tại sao theo đoàn người di tản từ Huế vào đến Đà Nẵng, tận mắt chứng kiến nhiều thảm cảnh trên con đường di tản nhưng ông lại không công bố những hình ảnh ông đã chụp, phải đợi cho đến ngày hôm nay ?

Ông Trần Khiêm: Thưa anh, đó là nỗi khổ tâm của tôi. Tôi mà “show” (trưng bày) lên thì coi như bôi nhục chính phủ... Vì vậy mà tôi nghiến răng, tôi giữ cho đến ngày hôm nay.

Đã 35 năm qua rồi, nó nguội lạnh rồi, tôi khơi lại một tí để cho con cháu nó biết là mình khổ như vậy, mới có sự ra đi như thế này. Mình phải trả giá thật đắt. Cha ông chúngta phải trả giá quá đắt.

Theo dự tính, cuộc triển lãm bộ ảnh ghi lại những hình ảnh liên quan đến sự kiện quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cũng như dân chúng rút khỏi Huế và Đà Nẵng hồi cuối tháng 3 năm 1975 của ông Trần Khiêm sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 30 tháng 4 đến 2 tháng 5, tại hội trường nhật báo Việt Herald, Nam California, Hoa Kỳ.

Quý vị có thể xem qua một số hình ảnh trong bộ ảnh này trên trang web của Ban Việt ngữ Đài Á châu Tự do

THẢM CẢNH KINH HOÀNG SAU

BIẾN CỐ 30/04/1975 TẠI ĐÀ NẴNG

TƯỞNG NIỆM 30/4 ĐEN SAIGON TIMES

PHỎNG VẤN PHỎNG VẤN

PHÓNG VIÊN QUÂN ĐỘI TRẦN KHIÊM

HOÀNG PHÚC, Saigon Times.

Đặc Phái Viên Hoàng Phúc đang phỏng vấn phóng viên quân đội Trần Khiêm

“Vừa Đàm, vừa Đánh, vừa Đánh vừa Đàm” đó là một phương thức cổ điển mà những người Cộng Sản Việt Nam từng sử dụng tại Hiệp Định Geneve năm 1954 và tại Hội Nghị Paris năm 1973 và phương thức nầy không khác với một loại mưu lược xảo trá, lứa lọc và quỷ quyệt. Tại bàn Hội Nghị thì Đại diện CSVN luôn luôn nói câu: Tôn trọng các nguyên tắc của Hội Nghị Quốc Tế, nhưng song hành với các cuộc họp thì Cộng Sản mở ra các chiến dịch và tấn công đối phương, mặc dù họ biết rằng như thế là vi phạm. Đau buồn thay những người Quốc gia vẫn không học thuộc bài học lịch sử cay đắng nầy, cuối cùng phải bỏ súng trong một tâm trạng đau buồn vì binh sĩ chưa bao giờ có những cuộc chạm súng nảy lửa với kể thù từ miền Bắc được xâm lên người hai chữ “Sinh Bắc Tử Nam” trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam năm 1975 với sự đồng lỏa của đồng minh Hoa Kỳ qua Hội Nghị Hòa Bình Paris năm 1973, mở đường cho CSVN tạo điều kiện đưa Cán bộ Tình báo vào Saigon kết hợp với nhóm Tình báo được mai phục trong hàng ngủ Quân đội hoặc dân sự Quốc gia như Phạm Xuân Ẩn (Phòng viên tạp chí Time được CIA nuôi và cho du học Mỹ. Sau 1975, Ẩn hiện nguyên hình Thiếu Tướng Quân Báo CSVN). Vũ Ngọc Nhạ, Cố Vấn Phủ Tổng Thống VNCH (Sau ngày 30/4/1975 Nhạ hiện nguyên hình Đại Tá Quân Báo CSVN. Một Cán Bộ Tình Báo khác cấp bậc Hạ Sĩ Quan VNCH làm việc Khối Tình Báo Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, Le Er Tang, phân tích tin tức tình báo Quân sự cho CSVN. Sau ngày 30/4/1975 hiện nguyên hình Đại Úy Quân Báo CSVN), nhưng kẻ nầy phối hợp “3 mũi giáp công” trong Chiến dịch mùa Xuân 1975 đánh chiếm Saigon. (On May 3 Captain Le Er Tang of the People’s Liberation Armed Forces of the Republic of South Vietnam assumed Command of the Military Police Intelligence battalion he had been secretly working with for more than three years. -55 Days The Fall of South Vietnam. By Alan Dawson. Prentice-Hall Inc, Englewood, 1977).

Thảm họa năm 1975 đã đẩy hơn 3 triệu người Việt bỏ nước ra đi lưu lạc khắp Thế giới và thảm họa nầy cũng đã dẫn đến một bi kịch có một không hai trong lịch sử dân tộc kể từ ngày Hùng Vương lập nước. Bi kịch đó là thảm cảnh thuyền nhân trên biển Đông với con số gần 1 triệu người ra đi trên những con tàu đánh cá mong manh cố vượt sống dữ tìm đến bến bờ Tự Do, nhung chỉ có khoảng 60% thuyền nhân đến được những vùng đất hứa, số còn lại vĩnh viễn nằm xuống dưới lòng biển Đông và thảm họa nầy đã đưa nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào danh sách những Quốc gia vi phạm nghiêm trọng Quyền làm người trong lịch sử nhân loại của Thế kỷ thứ 21. Theo sau thảm họa Thuyền nhân là thảm cảnh phụ nữ Việt bị bán ra nước ngoài, bị đưa đến những nước Châu Á làm vợ những kẻ tàn tật Nam Hàn, Đài Loan như ngày nay.

Thiết vận xa M113 làm đầu cầu ra biển Mỹ Khê đón tàu

* NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA THÁNG 3 NĂM 1975 DƯỚI MẮT PHÓNG VIÊN QUÂN ĐỘI TRẦN KHIÊM... ĐÀ NẴNG HỔN LOẠN, ĐÀ NẴNG TRONG CƠN DI TẢN BUỒN...

Anh Trần Khiêm, sinh năm 1933 tại Thừa Thiên (Huế) gia nhập Quân đội và làm việc tại Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Năm 1959 được cử đi học chuyên ngành kỷ thuật làm hình, làm phim tại Hoa Kỳ. Về nước được cử đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I Vùng 1 Chiến Thuật làm Phóng Viên Chiến Tranh. Ngoài tư cách của một Phóng Viên Chiến trường của Quân đội, anh Trần Khiêm còn là Phóng Viên của hai hãng Truyền hinh ABC (American Broadcating Company) và Hãng CBS(Columbia Broadcating System) là hai hãng Truyền hình lớn của Hoa Kỳ có Phóng Viên theo dõi tường thuật từ chiến trường Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975. Anh Khiêm đến Mỹ năm 1975 theo học và tốt nghiệp văn bằng Cử nhân. Sau đó anh tiếp tục học và tốt nghiệp Văn bằng Cao Học ngành Fine Art In Phasis in Photograph (Master Degree of Fine Art Phasis In Photography) tại Trường Golden West University of California, khóa tốt nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1983. Anh Khiêm không làm Phóng Viên sau khi đến Mỹ, anh làm nghề hình từ đó đến nay tại Khu Little Saigon. Nhưng anh Trần Khiêm còn giữ lại gần 1000 tấm hình do anh chụp cảnh đau thương của dân các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Huế và Đà Nẵng từ tháng 1 năm 1975 đến ngày cuối cùng 28 tháng 3 năm 1975. Album hình nầy có giá trị về phương diện lịch sử cuộc chiến Việt Nam và nhất là giai đoạn cuối cùng của cuộc đi tản hằng triệu dân 4 Tỉnh của Quân Đoàn I Vùng 1 Chiến Thuật VNCH năm 1975.

Trong khi thành phố Đà Nẵng rối loạn với sự tiếp nhân hằng trăm ngàn người dân từ hai Tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế vào lánh nạn và trong lúc mọi người tìm cách ra đi khỏi thành phố thì anh Trần Khiêm vẫn có mặt trong thành phố, xách máy hình đi khắp nơi ghi lại cảnh rối loạn và đau buồn của người dân và Quân đội. Cho đến chiều tối ngày 28 tháng 3 năm 1975, anh Khiêm cùng một số Tướng lãnh và quân đội mới lội ra biển Mỹ Khê để lên tàu vào Nam. Trong số 12 Tướng lãnh có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng mà lúc 5 giờ chiều ngày 28 tháng 3 khi chủ tọa cuộc họp tại Quân trấn Đà Nẵng, ông đã yêu cầu tất cả Sĩ quan binh sĩ phải bám trụ giữ vững Đà Nẵng. Trong bối cảnh của ngày 28 tháng 3, anh Khiêm đã chứng kiến không biết bao cảnh thê lương, những cảnh đau lòng, khi cha mẹ leo lên tàu, thả dây xuống thành tàu buộc con vào để kéo lên, nhưng không may sợ dây đứt hoặc vì sự chen lấn, tranh nhau lên tàu, con rơi xuống biển v.v. Cảnh hằng chục chiếc Thiết vận xa M.113 lao ra biển để làm đầu cầu leo lên tài, nhưng một số binh sĩ và cả sĩ quan không leo lên tàu được và thiết vân xa chìm dần xuống biển sâu mang theo niềm uất hận, đau thương của một cơn hồng thủy.

Cảnh hằng chục người dân cố bám vào cánh, đuôi và cả bánh xe của chiếc máy bay vận tải vào chiều ngày 28 tháng 3 tại Phi trường Đà Nẵng để hy vọng thoát khỏi thành phố đang lên cơn sốt di tản. Thế nhưng không may cho họ máy bay lướt trên đường băng và rồi từ từ bị rơi dần vì không thể bám theo được lâu hơn. Có kẻ bị kẹt vào bánh xe và kẹp đến khi chết. Có người đã leo gần đến cửa Phi cơ thì bị một quả đấm mạnh vào mặt, nạn nhân rơi khỏi máy bay v.v. Cảnh hằng chục ngàn người nằm ngồi chờ đợi ngày đêm tại Cảng Đà Nẵng với hy vọng sẽ được tàu Trường Thành trở đi, nhưng chờ đợi mãi số người nầy bỏ đi tìm nơi khác để rồi khi tàu nhổ neo họ không có mặt trên tàu. Theo Phóng viên Trần Khiêm thì cảnh di tản nầy diễn ra vô cùng đau buồn khi chiếc Thương thuyền Trường Thanh cập cảng Đà Nẵng từ nhiều tháng trước chờ bốc hàng đã không có hàng, phải neo tại bến và hằng chục ngàn người chen lấn leo lên tàu chờ đợi di tản. Nhưng tàu không có lệnh rời bến. Tuy vậy, cuối cùng tàu Trường Thanh cũng rời cảng Đà Nẵng vào trưa ngày 28 tháng 3 mang theo khoảng 12,000 dân tỵ nạn Đà Nẵng về Saigon an toàn, mặc dù trên Hải trình đã trải qua bao nhiêu sóng gió và Thủy thủ đoàn phải tìm cách né tránh sự dòm ngó của Hải quân CSVN hoạt động mạnh trên biển Đông kể từ tháng 1 năm 1975.

Dân chúng Thừa Thiên Quảng Trị đi bộ lên đèo Hải Vân

để di tản vào Đà Nẵng

Phóng Viên Quân Đội Trần Khiêm (Vào thời điểm tháng 3 -1975, anh Khiêm làm việc cho hai Hãng Truyền hình ABC và CBS) là người duy nhất còn sót lại tại Đà Nẵng vào những ngày cuối cùng của tháng 3 năm 1975 vì chiều ngày 28 tháng 3, Tướng Ngô Quang Trưởng triệu tập một phiên họp cuối cùng toàn bộ Tham mưu Quân Đoàn I Vùng i Chiến Thuật để đặt kế hoạch giữ Đà Nẵng. Trả lời câu hỏi của PV/SGT về kiện nầy, anh Trần Khiêm cho biết: - Tôi không nghĩ sẽ mất Đà Nẵng, vì cho đến chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và 11 vị Tướng khác có mặt tại Đài Nẵng đã họp tại Quân Trấn để đặt kế hoạch giữ Đà Nẵng theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vừa gọi điện thoại cho Tướng Trưởng. Nhưng từng giờ từng giây phút diễn tiến về mặt Quân sự tại Quân Đoàn I khiến cho mọi người không còn tin tưởng nữa sau khi các đại đơn vị Tổng trừ bị gồm có Sư Đoàn Dù, Sư Đoàn TQLC và Sư Đoàn 3 rút khỏi Quảng Trị. Thừa Thiên và tập trung về Đà Nẵng. Phiên họp tại Quân Trấn Đà Nẵng giải tán vào lúc 6 giờ chiều ngày 28 tháng 3 thì trên nét mặt mọi người hiện lên nổi lo âu và mạnh ai nấy tìm cách về nhà đưa vợ con di tản.

Đáp câu hỏi của PV/SGT về tình trạng di tản tại Đà Nẵng dưới mắt anh như thế nào? Phóng viên Trần Khiêm cho biết: Không thể nào diễn tả sự hổn loạn của những ngày cuối cùng tháng 3 năm 1975. Có thể nói những ngày nầy, ngoài, khoảng 5 Sư đoàn quân từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế dồn về Đà Nẵng còn có khoảng 300,000 dân các tỉnh cũng đổ về Đà Nẵng. Thảm cảnh diễn ra vô cùng đau thương, tang khóc, hằng ngàn người dân không có phương tiện, họ phải đi bộ leo lên đèo Hải Vân, dẫn theo nào bò trâu, dắt theo cùng con nhỏ leo lên đèo và từng giọt mồ hôi nhuể nhại đẩm ướt áo quần đang mặc như vừa qua một cơn tắm. Theo tôi thì đây là giai đoạn đau thương của dân tộc chúng ta mà đảng CSVN chính là thủ phạm. Tôi quyết định không đi theo gia đình. Tôi gởi gia đình theo một chuyến bay vào chiều ngày 27 tháng 3 theo kế hoạch di tản của Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng với toán Phóng viên Quốc tế tại Trung Tâm Báo Chí Đà Nẵng (Đanang Press Center) đặt tại Cổ Viện Chàm. Tôi theo dõi từng diễn biến của Đà Nẵng cho đến chiều ngày 28 tháng 3, tôi đến Quân cảng Đà Nẵng cầu Trịnh Minh Thế để chờ tàu. Nhưng tại đây một đơn vị Pháo 155m/m thuộc Sư Đoàn Dù do Đại Úy Sa chỉ huy được lệnh xuống tàu về Saigon bảo vệ Thủ đô. Nhưng theo tôi biết thì đơn vị Pháo nầy không bao giờ xuống tàu vì tàu không cập bến. Những khẩu Đại bác 155m/m nầy sau đó đã lọt vào tay kẻ thù.

Trả lời câu hỏi của PV/SGT về tâm trạng của anh lúc bấy giờ? Anh Trần Khiêm cho biết: - Khó có bút mực nào tả lại toàn cảnh của cuộc di tản buồn tại Đà Nẵng cũng như trước đó vào khoảng tháng 1, tháng 2 năm 1975 tại Quảng Trị, Thừa Thiên và Thành phố Huế. Người dân không muốn ở lại với Cộng Sản sau vụ thảm sát Mậu Thân 1968 và bằng mọi giá họ tìm mọi cách phải ra đi dù phải hy sinh tánh mạng. Cùng lúc với hằng trăm ngàn người kẹt lại đang tìm cách ra đi thì cũng có hằng trăm người từ già cả đến trẻ em chất lên những chiếc tàu đánh cá mong manh, để mong vượt thoát khỏi Cộng Sản và những chiếc tàu nầy sẽ phải trả một giá đắc trên biển Đông như từng xảy ra cho những chiếc tàu chở người tỵ nạn là tàu không bao giờ quay lại và cũng không bao giờ có người trên tàu tim đến được bến bờ Tự Do.

Đáp câu hỏi cua PV/SGT về giây phút cuối cùng của anh tại Đài Nẵng? Anh Trần Khiêm cho biết: Sau khi đơn vị Pháo binh chiếm Quân cảng và biết chắc không có tàu đến chở đi, anh Khiêm và Đại Úy Sa tìm cách đến bãi biển Mỹ Khê. Tại đây anh chứng kiến cảnh hổn loạn và đau buồn hằng chục chiếc Thiết vận xa M/13 làm đầu nối ra biển để lên tàu. Nhưng không phải những Thiết vận xa nào cũng đều cập vào tàu há mồm được, có những chiếc chìm xuống biển sâu và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót, số không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khuê. Theo anh Khiêm thì tại bãi biển Mỹ Khê có đến khoảng 5 Sư đoàn quân và 12 vị Tướng lãnh chờ đợi tàu đến di tản vào Nam trong một cơn hổn loạn đau buồn của tháng 3 năm 1975.


Một gia đình tỵ nạn từ Huế đang ngồi trên đèo Hải Vân

Cuối cùng Phóng Viên Trần Khiêm cho biết: Giây phút chờ đợi Khiêm cho mọi người cảm thấy thần kinh căng thẳng và vào khoảng nửa đêm thì Hải quân cho tàu há mồm vào bốc đi. Thế nhưng chỉ chở được một số. Đa số còn lại không rời được bãi biển Mỹ Khê và họ đã chờ đợi cho đến sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, đa số bị Cộng Sản vây bắt một số chết vì bị pháo của Cộng Sản bắn vào khu tập trung Quân đội. Đau buồn thay là trong đêm 28 tháng 3 đã có những vụ tự sát tập thể của một số Sĩ quan, Binh sĩ không muốn lọt vào tay quân thù. Một trong sự đau buồn của dân tộc và một Quân đội Anh hùng đã bị bức tử.